Virus tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường nào?
Ngày 09/09/2017
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Hiểu biết virus tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua con đường nào là điều bắt buộc nếu bạn muốn phòng tránh bệnh tay chân miệng trong khi dịch đang bùng phát. Nguyên nhân
Hiểu biết virus tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua con đường nào là điều bắt buộc nếu bạn muốn phòng tránh bệnh tay chân miệng trong khi dịch đang bùng phát.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do một nhóm virus tay chân miệng thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi là Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Theo các chuyên gia, A16 ít gây biến chứng về thần kinh và người có sức đề kháng tốt có thể tự hết trong vài ngày. Còn virus EV 71 là loại nguy hiểm dễ gây các biến chứng thần kinh và tim mạch khiến trẻ tử vong. Virus bệnh tay chân miệng tồn tại ở một nhóm người quanh năm nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12, tức chúng ta đang bước vào mùa dịch bệnh lớn thứ 2 trong năm.
Nhầm lẫn tai hại về bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng không liên quan tới bệnh lở mồm long móng, một bệnh lây nhiễm do virus xuất hiện ở các động vật trang trại. Bạn không thể bị lây bệnh tay chân miệng từ vật nuôi hoặc các động vật khác, và bạn cũng không thể truyền bệnh cho chúng.
Đường tiêu hóa (qua ăn uống) là nguồn gốc chủ yếu của nhiễm virus Coxsackie – nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng. Bệnh lây lan từ người sang người do tiếp xúc với người bị bệnh qua:
Dịch tiết của mũi hoặc họng
Nước bọt
Dịch tiết từ tổn thương phỏng rộp
Phân
Giọt dịch nhỏ trong đường hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hoặc hắt hơi
Bệnh tay chân miệng lây cho đối tượng nào?
Bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng tới trẻ em dưới 10 tuổi. Trẻ em tại các trung tâm chăm sóc trẻ đặc biệt mẫn cảm với sự bùng phát của bệnh tay chân miệng bởi vì nhiễm trùng lây lan qua sự tiếp xúc giữa người với người, và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất.
Trẻ em thường phát triển miễn dịch đối với bệnh tay chân miệng khi chúng lớn hơn bằng việc tạo ra các kháng thể sau khi phơi nhiễm với virus gây bệnh. Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người lớn vẫn có thể mắc bệnh.
Điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?
Không có thuốc chuyên trị đặc biệt bệnh cho tay, chân và miệng. Cá nhân có triệu chứng như sốt và đau từ vết loét, có thể cảm thấy dễ chịu hơn bằng việc sử dụng thuốc. Bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus tay chân miệng phải phát triển một cách tự nhiên và tự kết thúc chu trình phát triển bằng cách bị cơ thể đào thải ra bên ngoài để đảm bảo sức đề kháng. Do đó mà nhiều bác sĩ không cho sử dụng thuốc khi điều trị bệnh tay chân miệng, trừ khi bị nhiễm trùng nặng.
Nhiễm trùng ở trẻ lớn tuổi hơn, thanh thiếu niên, và người lớn thường rất nhẹ và kéo dài khoảng 1 tuần hoặc đôi khi lâu hơn. Thuốc hạ sốt sẽ có tác dụng hạ sốt cao. Tắm nước ấm cũng sẽ giúp làm hạ nhiệt độ xuống. Chỉ có một số ít người bệnh được yêu cầu phải nhập viện, chủ yếu là do kết quả của biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não, hoặc liệt nhao cấp tính) hoặc phù phổi, xuất huyết phổi.
Phong
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.