Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Vitamin F là gì ? Công dụng và lợi ích đối với sức khỏe

Ngày 28/03/2021
Kích thước chữ

Vitamin F là gì ? Vitamin F thực chất là bao gồm có hai chất béo axit alpha-linolenic (ALA) và axit linoleic (LA). Chúng có chứa nhiều trong các loại dầu thực phẩm và mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Vitamin F không phải là một loại vitamin mà thực chất là bao gồm có hai chất béo axit alpha-linolenic (ALA) và axit linoleic (LA). Chúng có chứa nhiều trong các loại dầu thực phẩm và rất tốt cho sức khỏe. Vậy cụ thể vitamin F là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về dưỡng chất này nhé!

Vitamin F là gì?

Vitamin F là thuật ngữ do các nhà khoa học đặt ra. Vậy vitamin F là gì ? Thật ra, vitamin F là một loại vitamin kết hợp hai chất béo quan trọng là axit alpha-linolenic (ALA) - thuộc nhóm axit béo omega-3 và axit linolenic (LA) - thuộc nhóm axit béo omega-6. 

vitamin-f-la-gi-cong-dung-va-loi-ich-doi-voi-suc-khoe-1

Vitamin F là một loại vitamin kết hợp hai chất béo là ALA và LA

Đây đều là 2 chất béo lành mạnh được các nhà khoa học đã vô tình phát hiện ra vào những năm 1920 khi một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những con chuột nếu thiếu chất béo lành mạnh này sẽ không còn được khỏe mạnh và sức khỏe cũng bị ảnh hưởng xấu. 

Mặc dù của ALA và LA đều là hai loại axit béo thiết yếu cho cơ thể nhưng cơ thể lại không thể tự tổng hợp ra các loại chất béo này mà cần phải được bổ sung từ chế độ ăn uống hàng ngày. 

Vitamin F có công dụng gì?

ALA là một chất axit béo chính trong nhóm omega-3, đây là nhóm chất béo mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong cơ thể, ALA được chuyển đổi thành các axit béo omega-3 có lợi khác, bao gồm axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Các axit béo này (ALA, EPA và DHA) đều mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như :

  • Giảm viêm : Việc tăng cường tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều chất béo omega-3 cũng sẽ liên quan đến tác dụng làm giảm viêm ở khớp, đường tiêu hóa, não và phổi.
  • Cái thiện sức khỏe tim mạch: Việc bổ sung thêm ALA trong chế độ ăn uống cũng sẽ giúp làm giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu, cứ tăng khoảng 1 gram ALA tiêu thụ mỗi ngày sẽ giúp giảm khoảng 10% nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển : Phụ nữ mang thai cần 1,4g ALA mỗi ngày để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển cho thai nhi.
  • Hỗ trợ sức khỏe tâm thần : Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc bổ sung chất béo omega-3 thường xuyên sẽ giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm và lo âu.

vitamin-f-la-gi-cong-dung-va-loi-ich-doi-voi-suc-khoe-2

Vitamin F có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Trong khi đó, LA (Linoleic acid) lại là chất béo chính trong nhóm Omega-6. Cũng giống như ALA, trong cơ thể LA được chuyển đổi thành các chất béo khác và chúng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như: 

  • Tốt cho sức khỏe tim mạch: LA có khả năng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 300.000 người trưởng thành đã chỉ ra rằng, việc bổ sung LA thay cho chất béo bão hòa sẽ giúp làm giảm đến 21% nguy cơ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch. 
  • Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Một nghiên cứu được tiến hành trên 200.000 người đã cho kết quả thấy rằng, việc bổ sung LA hàng ngày thay thế cho chất béo bão hòa sẽ giúp làm giảm đến 14% nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường type 2.
  • Cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu: Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, LA có khả năng giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu khi tiêu thụ thay thế cho các chất béo bão hòa. 

Liều dùng được khuyến cáo

Để giúp những lợi ích sức khỏe của vitamin Fđược tối ưu hóa thì điều quan trọng cần lưu ý đó là luôn duy trì tỷ lệ LA và ALA ở mức cân bằng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Mặc dù vẫn chưa thể xác định được con số lý tưởng nhất nhưng một số tổ chức đã khuyên rằng, nên duy trì tỷ lệ này ở mức 4:1 hoặc thấp hơn. 

Sự cân bằng này là rất quan trọng bởi chúng có tác dụng đối lập nhau trong cơ thể. Trong khi LA và các chất béo Omega-6 khác có thể gây viêm thì ALA và ác chất béo omega-3 khác lại giúp ức chế nó.

Một số chuyên gia đã ước tính được tỷ lệ chất béo omega-6 và omega-3 trong chế độ ăn uống phương Tây có thể lên tới 20: 1. Điều này đồng nghĩa với việc các phản ứng viêm và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cũng sẽ tăng lên. 

Thực phẩm giàu vitamin F

Tuy vitamin F mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc bổ sung bằng thực phẩm chức năng là không cần thiết nếu bạn ăn nhiều thực phẩm có chứa ALA và LA. Mặc dù hầu hết các loại thực phẩm đều có chứa cả 2 dưỡng chất này nhưng tỷ lệ của chúng lại có sự chênh lệch nhau. 

Thực phẩm giàu LA:

  • Dầu đậu nành: Trung bình mỗi muỗng canh dầu đậu nành (15ml) sẽ cung cấp khoảng 7 gram LA.
  • Dầu ô liu: Mỗi muỗng canh 15 ml dầu oliu sẽ cung cấp 10 gram LA 
  • Dầu ngô: Mỗi muỗng canh 15 ml dầu ngô sẽ cung cấp 7 gram LA
  • Hạt hướng dương: Trong khoảng 28gr hạt hướng dương sẽ cung cấp 11gram LA
  • Hạnh nhân: Trong khoảng 28gr hạnh nhân sẽ cung cấp 3,5 gram LA

Thực phẩm giàu ALA:

Nhiều loại thực phẩm giàu LA cũng chứa ALA, mặc dù với hàm lượng ít hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ ALA đặc biệt cao có thể được tìm thấy trong:

  • Dầu hạt lanh: Mỗi muỗng canh 15ml dầu hạt lanh cung cấp 7 gram ALA Hạt lanh: cung cấp 6,5 gram ALA cho mỗi khẩu phần 28 gram
  • Hạt chia: Trong khoảng 28gr hạt có cung cấp 5 gram ALA
  • Quả óc chó: Trong khoảng 28gr hạt có cung cấp 2,5 gram ALA

vitamin-f-la-gi-cong-dung-va-loi-ich-doi-voi-suc-khoe-1

Thực phẩm giàu vitamin F

Ngoài ra, các sản phẩm từ động vật, chẳng hạn như cá, trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa của động vật ăn cỏ cũng có cung cấp một lượng ALA và LA đáng kể. 

Trên đây là một số thông tin về vấn đề vitamin F là gì cũng như công dụng và lợi ích mà nó mang đến cho sức khỏe. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về dưỡng chất này nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin