Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường sao cho hợp lý?

Ngày 13/08/2023
Kích thước chữ

Bệnh tiểu đường là căn bệnh rất phổ biến hiện nay và ngày càng trẻ hoá. Người tiểu đường cần phải kiểm soát bệnh thật tốt để ngăn không có biến chứng trầm trọng xảy ra. Trong chế độ ăn uống hằng ngày, người mắc tiểu đường cần chọn lọc thực phẩm.

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Những ai bị bệnh cần phải được điều trị kịp thời để ngăn không xảy ra biến chứng nặng hơn. Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến kiểm soát tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Tiểu đường chính là rối loạn chuyển hoá và đặc trưng là lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Lúc này người bệnh không thể tự chuyển hóa các chất đường bột, lâu dần lượng đường sẽ tích tụ trong máu.

Người tiểu đường cần được can thiệp điều trị ngay khi phát hiện bệnh, càng sớm càng tốt bởi nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như:

  • Võng mạc đái tháo đường: Đây là bệnh có thể gây mù lòa cho người bị tiểu đường. Bệnh khiến mắt nhìn mờ, bong thuỷ tinh thể, bong võng mạc, mất thị lực.
  • Suy thận: Những ai bị tiểu đường thường dễ mắc các biến chứng về thận. Thận lúc này sẽ giảm dần mức lọc cầu thận kèm tăng huyết áp. Nặng hơn có thể dẫn đến hội chứng thận hư hay suy thận.
  • Xơ vữa động mạch: Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ rất cao. Một số biến chứng ở tim bắt đầu xuất hiện như nhồi máu cơ tim, mạch máu ở các chi bị tắc nghẽn gây hoại tử các chi.
  • Bệnh thần kinh: Khoảng ⅓ đến ½ người bị tiểu đường gặp các biến chứng thần kinh ngoại biên. Triệu chứng bệnh có thể là tê ngứa, mất cảm giác ở bàn tay, bàn chân. Ngoài ra các tổn thương dây thần kinh sẽ xảy ra khiến cơ thể bị teo cơ và bắt đầu đau nhức ở các khớp, vận động yếu.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường sao cho hợp lý? 1
Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Tóm lại tiểu đường là bệnh nguy hiểm, tuyệt đối không được chủ quan. Cần phải xét nghiệm và thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế để sớm chẩn đoán và phát hiện bệnh. Đặc biệt cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng khoa học cũng như duy trì lối sống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường có gì khác biệt?

Như đã đề cập, bên cạnh việc sử dụng thuốc cũng như thực hiện các xét nghiệm đúng như phác đồ điều trị của bác sĩ thì việc ăn uống hằng ngày góp phần lớn trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh phải rất chủ động trong việc chọn lựa thực phẩm để vừa đảm bảo được dinh dưỡng, vừa hạn chế tăng đường huyết:

  • Tăng cường thực phẩm giàu đạm: Người bị tiểu đường nên ăn thịt nạc bởi đây là thực phẩm giàu đạm, ít chất béo bão hoà mà không gây tăng đường huyết. Thịt gà không da, sữa chua, các loại đậu, trứng, đậu phụ, các loại cá béo là chất đạm nên bổ sung. Tuyệt đối không nên ăn các loại thịt chế biến sẵn.
  • Dùng ngũ cốc nguyên cám: Chất bột đường thực sự quan trọng cả với người tiểu đường. Tuy nhiên bệnh nhân cần chọn lọc thực phẩm giàu tinh bột như nên ăn gạo hữu cơ, gạo lứt, bánh mì nguyên cám, hay bánh mì làm từ ngũ cốc. Hạn chế ăn bánh mì làm từ bột mì tinh chế, gạo trắng, các loại ngũ cốc ăn sáng đóng gói sẵn.
  • Bổ sung nhiều rau củ: Chế độ ăn của người bị tiểu đường không thể thiếu chất xơ. Bởi chất xơ, vitamin và khoáng chất trong rau củ không làm tăng lượng đường huyết nên cần tích cực tiêu thụ chúng. Nên ăn các loại rau lá xanh, măng tây, hoa Atiso, quả mọng. Không nên chọn các loại rau củ giàu tinh bột như khoai lang, khoai mỡ, bắp, hay trái cây nhiều đường.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường sao cho hợp lý? 2
Cân bằng dinh dưỡng cho người tiểu đường

Ngoài những thực phẩm nên ăn kể trên người bị tiểu đường cần ăn uống đầy đủ 3 bữa, tránh ăn quá no để lượng đường huyết luôn ổn định. Cần bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể và phải đa dạng thực phẩm để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất.

Nước yến sào cao cấp Nunest Cerna dành riêng cho người tiểu đường

Yến sào là “thực phẩm vàng” trong bồi bổ sức khỏe. Liệu người bị tiểu đường có ăn yến sào được không? Câu trả lời là có nhưng phải có cách chế biến phù hợp. Với những cách chưng yến sào với đường phèn thường ngày không thật sự phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Nên giảm lượng đường thậm chí cắt bỏ đường ra khỏi công thức chưng yến nếu muốn tốt cho sức khỏe người bệnh.

Sản phẩm nước yến sào cao cấp Nunest Cerna dành cho người tiểu đường là lựa chọn rất đáng để cân nhắc. Yến sào Nunest Cerna là sự kết hợp giữa yến sào tự nhiên và các chất bổ dưỡng như nhân sâm, Collagen II, Chondroitin giúp bồi bổ cơ thể, tốt cho xương khớp. Đặc biệt sản phẩm được chứng minh có chỉ số GI thấp, rất phù hợp với người bị tiểu đường.

Trong yến sào cao cấp Nunest Cerna chứa 100% yến sào tự nhiên:

  • Đạm với hoạt tính sinh học tham gia vào quá trình xây dựng và cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Rất nhiều axit amin thiết yếu để tăng cường trao đổi chất, xây dựng tế bào, nuôi dưỡng các cơ quan.
  • Giàu Vitamin và nguyên tố vi lượng để làm đẹp da, bảo vệ tốt xương khớp cũng như tăng cường sức đề kháng.
  • Chứa nhân sâm, Collagen II, Chondroitin giúp hồi sức nhanh chóng cho những ai đang có thể trạng sức khoẻ kém.
  • Chỉ số GI đạt chuẩn, phù hợp cho người bị tiểu đường hay đang ăn kiêng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường sao cho hợp lý? 3
Nước yến sào cao cấp Nunest Cerna dành riêng cho người tiểu đường

Tại thời điểm viết bài, yến sào cao cấp Nunest Cerna được bán với giá khoảng 250.000 đồng đến 300.000 đồng một hộp gồm 6 hũ. Nếu bạn đang cần một thực phẩm có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và không gây tăng đường huyết thì Nunest Cerna là sản phẩm rất đáng để sử dụng.

Trên đây là những chia sẻ về dinh dưỡng người tiểu đường. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cũng như bỏ túi cho bản thân sản phẩm bồi dưỡng sức khoẻ phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm