Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm Cortisol nhằm để đánh giá tình trạng tăng hay giảm Cortisol. Từ đó, sẽ hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh Addison, Cushing hoặc một số căn bệnh khác liên quan đến vỏ thượng thận.
Xét nghiệm Cortisol là một loại xét nghiệm máu, giúp định lượng chỉ số Cortisol - một hormone steroid do tuyến thượng thận tiết ra và có trong máu của con người. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này, các bạn đừng bỏ qua những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Như đã nói, Cortisol chính là một loại hormone steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Loại hormone này sẽ tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể của bạn và có vai trò cực kỳ quan trọng. Cụ thể, nó sẽ giúp cơ thể bạn:
Do đó, khi nồng độ Cortisol trong máu tăng cao sẽ làm cho bạn xuất hiện những triệu chứng như đau dạ dày, bị tiêu chảy, tim đập nhanh, tâm trạng hoảng hốt, bất thường, miệng khô… Như vậy, có thể nói chỉ số Cortisol được xem như là hệ thống báo động cho cơ thể con người. Tức là, khi xuất hiện stress, căng thẳng, áp lực hoặc bị vật thể lạ xâm nhập, Cortisol sẽ tăng cao, bổ sung năng lượng cho cơ thể đối phó với những khủng hoảng hoặc tấn công vật thể lạ đó, để khôi phục trạng thái cân bằng cho cơ thể.
Xét nghiệm Cortisol để đo lường nồng độ Cortisol của cơ thể, xem có quá cao hay quá thấp không? Từ đó, gián tiếp đánh giá hoạt động của tuyến thượng thận trong cơ thể. Bên cạnh đó, một số bệnh như hội chứng Cushing hay bệnh Addison cũng làm thay đổi nồng độ Cortisol trong cơ thể, nên các bạn cần chú ý. Cụ thể:
Ngoài ra, các bạn cũng nên xét nghiệm Cortisol trong trường hợp xuất hiện triệu chứng suy thượng thận nghiêm trọng như nôn ói nhiều, huyết áp thấp, lơ mơ, mất tri giác, bị tiêu chảy, mất nước, đau đột ngột dữ dội ở vùng bụng, thắt lưng và chân…
Thực hiện xét nghiệm Cortisol khá dễ dàng. Bệnh nhân không cần phải nhịn ăn nhịn uống trước khi tiến hành xét nghiệm. Thông thường, xét nghiệm được khuyên là nên thực hiện vào buổi sáng - thời điểm mà nồng độ Cortisol trong cơ thể con người cao nhất trong ngày. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu ngừng dùng một số loại thuốc để không ảnh hưởng đến việc làm tăng hay giảm nồng độ Cortisol trong cơ thể.
Quy trình xét nghiệm Cortisol diễn ra tương tự như thực hiện xét nghiệm máu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ quấn garo xung quanh cánh tay, dùng cồn làm sát khuẩn vùng da sẽ lấy máu. Sau đó, đưa ống kim tiêm vào tĩnh mạch ở vùng khuỷu tay, thu thập mẫu máu vào ống đựng chuyên dụng rồi gửi đến phòng xét nghiệm.
Bạn có thể bị bầm tím tại vị trí kim tiêm được đưa vào. Đôi khi, còn gặp một số rủi ro (hiếm gặp) có thể xảy ra như tụ máu, choáng váng hoặc ngất xỉu, chảy máu quá nhiều, nhiễm trùng tại vị trí đâm kim…
Nếu thực hiện xét nghiệm Cortisol vào khoảng 8 giờ sáng, chỉ số Cortisol được cho là ổn định và bình thường sẽ nằm trong khoảng 5,0 - 25,0 µg/dL hoặc 138 - 690 nmol/L.
Trường hợp nồng độ Cortisol cao hơn bình thường, có nghĩa là:
Trường hợp nồng độ Cortisol thấp hơn bình thường, cho thấy:
Phía trên là những thông tin chia sẻ chi tiết về xét nghiệm Cortisol cũng như ý nghĩa của xét nghiệm trong việc chẩn đoán bệnh. Mong rằng, từ đó các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để biết cách phòng ngừa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình một cách tốt nhất.
Xem thêm: Xét nghiệm RF là gì và ý nghĩa đối với việc chẩn đoán bệnh?
Phiến Trần
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.