Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm RF được ứng dụng phổ biến trong việc chẩn đoán cũng như đánh giá tình trạng của các bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp có yếu tố dạng thấp lại không phải do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra.
Xét nghiệm RF đóng vai trò to lớn trong việc hỗ trợ phát hiện cũng như đánh giá các yếu tố dạng thấp trong máu. Thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ kiểm tra được xem bệnh nhân có bị viêm khớp dạng thấp - một bệnh lý diễn biến mạn tính với biểu hiện tại khớp, hay không? Cụ thể như thế nào, sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết sau.
Xét nghiệm RF là một xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp có trong máu. Xét nghiệm được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán một số căn bệnh viêm khớp có yếu tố tự miễn, nhất là viêm khớp dạng thấp.
Cơ sở để chẩn đoán của xét nghiệm chính là sự gia tăng bất thường của hàm lượng kháng thể RF có trong máu. Chỉ số RF (Rheumatoid Factor) chính là một nhóm protein được hình thành từ hệ thống miễn dịch. Các kháng thể này do cơ thể tự sinh ra và tự tấn công luôn những mô của cơ thể, thay vì chống lại những yếu tố xâm hại từ bên ngoài môi trường.
Thông thường hàm lượng RF có trong máu thường đạt ở một ngưỡng nhất định. Cụ thể, chỉ số RF đối với người bình thường là dưới 15 IU/ml. Trường hợp chỉ số này tăng nhẹ, có thể vẫn không phải là dấu hiệu của bệnh lý viêm khớp. Thế nhưng, nếu nó tăng cao hơn, ví dụ 200 hay 300 IU/ml thì chứng tỏ hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động mạnh. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển những bệnh viêm khớp tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp dạng thấp thể huyết thanh dương tính.
Khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm RF:
Bệnh lý viêm khớp dạng thấp sẽ không chỉ dựa vào kết quả của xét nghiệm RF mà khi có triệu chứng nghi ngờ, để chẩn đoán chính xác hơn, đội ngũ bác sĩ sẽ thường làm thêm một số xét nghiệm khác như CRP (phản ứng viêm của cơ thể), chụp X-quang khớp tổn thương và X-quang khớp vùng bàn tay, tốc độ máu lắng, anti-CCP… khi có chỉ định.
Mặc dù xét nghiệm RF được đánh giá là mang lại những bước tiến vượt trội cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng phương pháp xét nghiệm này cũng có khá nhiều nhược điểm cần khắc phục, nhận thấy từ các ca lâm sàng thực tế. Cụ thể:
Việc phát hiện ra chỉ số RF cực kỳ hữu ích. Nó sẽ tiên lượng được cũng như có thể điều trị ức chế miễn dịch, làm giảm bớt nồng độ RF trong huyết thanh. Từ đó, các triệu chứng lâm sàng ở những người bệnh được điều trị cũng thuyên giảm.
Kết quả xét nghiệm RF được báo cáo dương tính hoặc âm tính. Số tham chiếu được cung cấp để chỉ ra mức RF trong máu, giá trị bình thường dưới 60 U/ml. Lưu ý, giá trị này có thể khác nhau tùy theo cơ sở y tế và phương pháp xét nghiệm.
Đến đây, chắc hẳn các bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về xét nghiệm RF đúng không? Mong rằng, từ đó, bạn sẽ có những kiến thức thú vị, mới mẻ để biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân mình và gia đình.
Xem thêm: Xét nghiệm TSH là gì và ý nghĩa đối với việc chẩn đoán bệnh về tuyến giáp?
Phiến Trần
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.