Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Xét nghiệm D-dimer là gì và những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm

Ngày 22/01/2023
Kích thước chữ

Xét nghiệm D-dimer là phương pháp sinh hóa nhằm kiểm tra tình trạng hình thành cục máu đông trong mạch máu nhằm chẩn đoán và can thiệp điều trị các bệnh lý liên quan. Nếu bạn đang băn khoăn về loại xét nghiệm này, hãy tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.

Xét nghiệm D-dimer là xét nghiệm sinh hóa dùng để kiểm tra cục máu đông. D-dimer là một loại protein nhỏ được tìm thấy trong máu. Nó được kết nối bởi một liên kết chéo giữa hai phân đoạn D của fibrin, hay chính là sản phẩm phân hủy của cục máu đông. Cùng Long Châu tìm hiểu kĩ hơn loại xét nghiệm sinh hoá này nhé!

Xét nghiệm D-dimer là như thế nào?

Trong y học, D-dimer là một mảnh protein nhỏ xuất hiện khi cục máu đông (huyết khối) hình thành trong mạch máu. Cơ chế đông máu thường diễn ra khi cơ thể bị thương, giúp chúng ta không bị mất quá nhiều máu và giúp vết thương mau lành. Sau khi vết thương lành, cục máu đông sẽ tự động tan trong cơ thể. Khi cục máu đông hình thành, nồng độ D-dimer trong máu tăng cao hơn mức bình thường và trở về mức ổn định khi cục máu đông tan ra. Nhưng trong nhiều trường hợp, cục máu đông không tan hoặc hình thành cục đông bất thường trong mạch máu của cơ thể là những điều rất nguy hiểm làm gián đoạn dòng chảy của máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Và chúng có thể gây ra các bệnh cấp tính nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, chỉ định xét nghiệm D-dimer giúp chẩn đoán sớm tình trạng đông máu và nhanh chóng điều trị nếu cơ thể có biểu hiện bất thường. Hiện nay, kỹ thuật xét nghiệm D-dimer là phương pháp phổ biến được thử nghiệm lâm sàng ở hầu hết các nước trên thế giới.

Xét nghiệm D - dimer là gì và những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm 1

Hiện nay, kỹ thuật xét nghiệm D-dimer là phương pháp phổ biến được thử nghiệm lâm sàng ở hầu hết các nước trên thế giới

Những kỹ thuật chủ yếu trong xét nghiệm D-dimer

Xét nghiệm nồng độ D-dimer trong máu đã được phát triển trên thế giới từ nhiều năm và cho đến nay chúng ta có thể kiểm tra nồng độ D-dimer bằng hai kỹ thuật chính đã được các tổ chức quốc tế về Y tế công nhận.

  • Xét nghiệm D-dimer ngưng kết latex: Được chỉ định cao trong chẩn đoán đông máu rải rác nội mạch. Điều này được giải thích là do xét nghiệm bằng kỹ thuật này đôi khi có kết quả độ nhạy thấp, dẫn đến tình trạng chỉ có 1 cục máu đông là âm tính và kết quả được hiển thị là dương tính nếu tần suất của cục máu đông xuất hiện rất nhiều máu trong mạch máu.
  • Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy: Phương pháp này được thực hiện bằng quy trình ELISA hoặc dựa trên kỹ thuật miễn dịch hóa (immuno turbation) để xác định chính xác nồng độ D-dimer trong máu. Với kỹ thuật xét nghiệm tiên tiến này cho kết quả chẩn đoán rất nhạy với nồng độ D-dimer rất thấp cũng có thể cho kết quả dương tính. Do xét nghiệm có độ nhạy cao nên giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng và điều trị kịp thời nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường về đông máu.

Khi nào thì được chỉ định thực hiện xét nghiệm?

Khi nào thì có thể tiến hành thực hiện xét nghiệm? Chắc hẳn đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm và đặt ra. Câu trả lời sẽ nằm ngay dưới đây, cụ thể:

Chẩn đoán bệnh lý huyết khối

Theo một nghiên cứu phân tích mức độ D-dimer và chẩn đoán huyết khối thực tế, hơn 90% trường hợp là huyết khối tĩnh mạch sâu và 95% tất cả các trường hợp thuyên tắc phổi có nồng độ D-dimer trong máu cao.

Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ ngăn cản quá trình lưu thông máu và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, nếu bệnh nhân có dấu hiệu khó thở, tức ngực, đánh trống ngực hoặc xuất hiện cục máu đông bất thường dưới da, bác sĩ sẽ ngay lập tức chỉ định xét nghiệm cấp D-dimer khẩn cấp để nhanh chóng can thiệp ngăn ngừa tắc mạch.

Quản lý tình trạng đông máu

Bệnh nhân có tiền sử huyết khối tĩnh mạch hoặc bệnh nhân mắc bệnh mạch máu não có nhiều khả năng hình thành cục máu đông hơn so với người bình thường nói chung. Nếu quá trình đông máu không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng hiện tượng đông máu loang lổ, dễ dẫn đến các biến chứng nặng hơn hoặc có thể gây đột quỵ ở một số trường hợp huyết khối tĩnh mạch chủ.

Bệnh nhân có tiền sử đông máu hoặc đang điều trị bằng thuốc chống đông máu thường được chỉ định đo chỉ số D-dimer trong mỗi lần tái khám để theo dõi quá trình đông máu. Ngoài ra, nếu một cục máu đông mới hình thành, nó sẽ được điều tra và xử lý ngay khi được phát hiện. Dựa vào kết quả chỉ số D-dimer, bác sĩ có thể điều chỉnh kế hoạch điều trị sao cho góp phần trị bệnh hiệu quả hơn cho bệnh nhân, đồng thời ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xét nghiệm D - dimer là gì và những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm 2

Bệnh nhân có tiền sử đông máu hoặc đang điều trị bằng thuốc chống đông máu thường được chỉ định đo chỉ số D-dimer

Hướng dẫn đọc kết quả của xét nghiệm D-dimer

Sau khi đã tiến hành thực hiện xét nghiệm sinh hoá D-dimer, bạn cần biết cách đọc kết quả xét nghiệm này. Dưới đây sẽ là hướng dẫn đọc kết quả của xét nghiệm D-dimer.

Kết quả ra âm tính

Nếu xét nghiệm D-dimer âm tính, điều đó có nghĩa là không có cục máu đông trong mạch máu. Trong thử nghiệm ngưng tụ latex, nồng độ của D-dimer thay đổi từ < 500 μg/l hoặc <0,5 mg/l cho kết quả âm tính. Đối với kỹ thuật test D-dimer cực nhạy, cho kết quả âm tính nếu chỉ số nồng độ D-dimer là 1,1 mg/l. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh có dấu hiệu đông máu nhưng kết quả xét nghiệm D-dimer vẫn ra âm tính thì bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán.

Kết quả dương tính

Kết quả dương tính thu được nếu lượng D-dimer vượt quá phạm vi bình thường của bất kỳ phương pháp xét nghiệm nào. Nó cũng có nghĩa là bạn đang có cục máu đông trong mạch máu. Chỉ số D-dimer càng cao thì số lượng cục máu đông hoặc kích thước của cục máu đông càng lớn.

Ngoài khả năng hình thành cục máu đông trong mạch máu, một số bệnh cũng cho ra kết quả D-dimer dương tính cao bất thường như:

  • Bệnh nhân có vấn đề về nhiễm trùng vết thương hoặc mới trải qua phẫu thuật bên trong các bộ phận cơ thể.
  • Phụ nữ mang thai cũng có nồng độ D-dimer cao trong máu do thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai phải theo dõi chỉ số D-dimer và đảm bảo chúng ở trong ​​mức cho phép để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu.
  • Bệnh nhân ung thư hoặc bệnh nhân đang điều trị bệnh gan như viêm gan B cũng có giá trị D-dimer cao hơn bình thường.

Xét nghiệm D - dimer là gì và những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm 3

Bệnh nhân đang điều trị bệnh gan cũng có giá trị D-dimer cao hơn bình thường

Một số lưu ý khi xét nghiệm D - dimer

  • Không ăn hoặc uống trong vòng 8 - 12 giờ trước khi xét nghiệm để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm.
  • Ngừng sử dụng các loại thuốc với tác dụng là bổ sung sắt hoặc thuốc chống đông máu trước khi xét nghiệm để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chỉ định xét nghiệm và của nhân viên lấy máu.
  • Kết quả xét nghiệm D-dimer nên được mang đến bác sĩ để chẩn đoán được tình trạng bệnh tốt nhất.
  • Chỉ làm xét nghiệm tại các trung tâm điều trị và theo dõi sức khỏe đáng tin cậy hoặc bệnh viện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Xét nghiệm D - dimer là gì và những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm 4

Kết quả xét nghiệm D-dimer nên được mang đến bác sĩ để chẩn đoán được tình trạng bệnh tốt nhất

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp được thắc mắc của bạn đọc về xét nghiệm D-dimer trong chẩn đoán y khoa. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả bạn nhé.

Nga Linh

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.