Dấu hiệu của bệnh thủy đậu
Những dấu hiệu của người bị nhiễm thủy đậu
Các dấu hiệu thường gặp của thủy đậu bao gồm:
Thủy đậu là bệnh lành tính nên chỉ cần điều trị, chăm sóc đúng cách kèm kiêng khem và dùng thuốc bôi để diệt trừ virus thủy đậu là sẽ lành bệnh. Tuy nhiên, đối với những đối tượng sau đây, bệnh có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, các đối tượng bao gồm:
-
Trẻ em.
-
Phụ nữ có thai.
-
Người có sức đề kháng yếu.
-
Những người chưa tiêm phòng thủy đậu.
-
Những người dùng thuốc steroid để chữa bệnh ví dụ như bệnh suyễn.
Thủy đậu có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm phổi... Vì vậy khi các đối tượng nêu trên có biểu hiện của thủy đậu thì cần phải được nhanh chóng đi xét nghiệm kháng thể thủy đậu.
Biến chứng của thủy đậu
Xét nghiệm kháng thể thủy đậu như thế nào?
Xét nghiệm kháng thể thủy đậu là một xét nghiệm máu để kiểm tra xem trong cơ thể bạn có đang sản xuất các kháng thể với virus thủy đậu hay không.
Nếu như xét nghiệm cho ra kết quả là cơ thể bạn đang có sản xuất các kháng thể thì có nghĩa bạn đã được bảo vệ tự nhiên khỏi các virus. Còn nếu như kết quả xét nghiệm không cho thấy có sự xuất hiện của các kháng thể thì bạn cần được theo dõi và kiểm tra kĩ lưỡng để có thể phát hiện sớm các biểu hiện của thủy đậu và được kịp thời chữa trị.
Bạn có thể gọi dịch vụ xét nghiệm tại nhà, như vậy bạn sẽ có kết quả xét nghiệm nhanh chóng mà không phải di chuyển nhiều. Hoặc bạn cũng có thể đến bệnh viện để xét nghiệm, tuy nhiên thời gian cho kết quả sẽ lâu hơn.
Xét nghiệm kháng thể thủy đậu như thế nào? Thường thì các bác sĩ hoặc y tá sẽ lấy huyết thanh, chất dịch bọng nước của người có dấu hiệu của bệnh thủy đậu mang đi xét nghiệm. Hiện nay, các xét nghiệm kháng thể thủy đậu phổ biến là:
-
Phân lập virus trên nuôi cấy tế bào.
-
Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp tìm kháng nguyên virus.
-
Xét nghiệm PCR tìm ADN của virus.
Tìm hiểu: Kháng thể là gì
Xét nghiệm kháng thể thủy đậu
Nếu sau khi xét nghiệm, kết quả bạn bị nhiễm thủy đậu thì bạn nên tham khảo các biện pháp khắc phục bệnh tại nhà như sau:
-
Khi phát ban, nổi mụn nước thì bạn tránh không nên gãi để tránh làm mụn nước bể và lan sang vùng da khác.
-
Tắm bằng nước ấm, có thể nấu cùng các loại lá được chỉ định để giảm ngứa và giúp có thể thoái mái hơn.
-
Sử dụng thuốc xanh Metyl bôi vào các nốt mụn đã đóng vảy để tránh nhiễm trùng.
-
Ăn nhạt để tránh ảnh hưởng đến các nốt mụn mọc trong khoang miệng (nếu có).
-
Không sử dụng aspirin, khi muốn điều trị sốt thì nên tham vấn ý kiến bác sĩ.
Bạn nên tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị cũng như phòng bệnh để kịp thời đối phó khi bệnh xảy ra.
Hoàng Minh