Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là gì? Khi nào cần thực hiện?

Ngày 25/07/2023
Kích thước chữ

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung được xem là xét nghiệm đầu tay cho quá trình sàng lọc và phát hiện ung thư cổ tử cung sớm. Với tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung tăng cao, chi phí điều trị lại tốn kém nên ung thư cổ tử cung luôn nằm trong những loại ung thư cần tầm soát.

Ung thư cổ tử cung thuộc top 3 bệnh lý ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu thế giới. Không có triệu chứng cụ thể nên người bệnh thường không được điều trị sớm. Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung chủ yếu là từ viêm nhiễm phụ khoa. Hiện nay, hoàn toàn có thể sàng lọc và phát hiện sớm nhờ xét nghiệm tế bào cổ tử cung. 

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là gì?

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm Pap) là phương pháp giúp phát hiện tổn thương hay những biến đổi bất thường trong cổ tử cung của phụ nữ thông qua việc phân tích mẫu tế bào tại cổ tử cung. Những thay đổi này có thể dẫn tới bệnh lý ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Chi tiết về xét nghiệm tế bào cổ tử cung? - 1
Nên thực hiện tầm soát bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung

Việc thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung có vai trò quan trọng trong việc chủ động phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Và khi phát hiện bệnh sớm thì hoàn toàn có thể điều trị khỏi.

Ngoài xét nghiệm tế bào cổ tử cung thì xét nghiệm phát hiện sự hiện diện virus HPV cũng có ý nghĩa trong việc tầm soát ung thư cổ tử cung vì HPV cũng là một trong những nguyên nhân ung thư cổ tử cung phổ biến.

Các bước trong xét nghiệm tế bào cổ tử cung

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc và quá trình hoạt động của tế bào tử cung. Từ đó giúp phát hiện sớm và nâng cao hiệu quả chữa ung thư cổ tử cung. Quy trình thực hiện bao gồm:

Bước 1: Làm sạch cổ tử cung

Bước này sẽ được thực hiện trong trường hợp có nhiều dịch được tiết ra tại cổ tử cung. Bác sĩ dùng que đã quấn sẵn bông gòn chùi nhẹ nhàng, lấy bớt chất nhất tại cổ tử cung. Đặc biệt, sẽ không dùng nước muối sinh lý rửa cổ tử cung.

Chi tiết về xét nghiệm tế bào cổ tử cung? - 2
Thực hiện xét nghiệm Pap

Bước 2: Lấy mẫu

Có nhiều kỹ thuật để lấy cổ tử cung, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật phù hợp. Hiện nay, các kỹ thuật được dùng trong xét nghiệm tế bào cổ tử cung sau:

  • Kỹ thuật lấy mẫu 1 lam (dùng spatula có kèm theo hoặc không 1 bàn chải tế bào).
  • Kỹ thuật lấy mẫu 1 lam (không dùng spatula, dùng cây chổi tế bào).
  • Kỹ thuật lấy mẫu 2 lam (dùng spatula có kèm theo hoặc không 1 bàn chải tế bào).

Bước 3: Cố định mẫu

Sau khi lấy mẫu, cần cố định mẫu trong khoảng thời gian từ 10-15 giây để tránh trường hợp tế bào không ổn định, không làm tiếp xét nghiệm được. Sau đó, đặt lam chứa mẫu bệnh phẩm vào trong cồn 95% và đảm bảo mẫu bệnh phẩm nằm trong dung dịch. Nếu không cố định mẫu bằng cách ngâm vào dung dịch có thể xịt dung dịch cố định lên lam. Sau đó gửi mẫu cùng phiếu xét nghiệm tế bào tới phòng Tế bào và đợi kết quả xét nghiệm.

Lưu ý trước khi làm xét nghiệm cho bệnh nhân

Dưới đây là một số lưu ý mà bệnh nhân cần biết để đảm bảo kết quả xét nghiệm là chính xác:

  • Trong 2-3 ngày trước, không quan hệ tình dục.
  • Không sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo hay rửa âm đạo, đồng thời không sử dụng băng vệ sinh trước khi thực hiện.
  • Nên đi vệ sinh trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Cần thông báo với bác sĩ về thông tin đang sử dụng thuốc điều trị, biện pháp tránh thai hay chu kỳ kinh nguyệt,... Để bác sĩ nắm rõ thông tin và tư vấn chính xác khi có kết quả

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm?

Theo các chuyên gia, phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung phân loại theo độ tuổi như sau:

  • Trong độ tuổi 21-29, nên thực hiện xét nghiệm Pap mỗi 3 năm.
  • Trong độ tuổi 30-65, nên thực hiện xét nghiệm Pap mỗi 3 năm hoặc xét nghiệm xác định virus HPV mỗi 5 năm hoặc kết hợp 2 xét nghiệm đồng thời mỗi 5 năm.
  • Sau 65 tuổi, phụ nữ không cần thực hiện xét nghiệm. Lưu ý, thể trạng mỗi người là khác nhau nên tỷ lệ mắc bệnh cũng sẽ khác nhau.
  • Trong trường hợp đã từng có bất thường, nên thực nghiệm xét nghiệm thường xuyên hơn.
  • Trường hợp đã thực hiện cắt bỏ tử cung và cổ tử cung, không cần làm xét nghiệm Pap.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh của bản thân và nhu cầu sàng lọc để nhận lời khuyên của bác sĩ.
Chi tiết về xét nghiệm tế bào cổ tử cung? - 3
Tiêm phòng HPV cũng là cách phòng ngừa hiệu quả

Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm phòng vaccine ngừa ung thư cổ tử cung để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh. Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung để nâng cao hiệu quả.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là xét nghiệm cần được thực hiện để phát hiện bất thường đối với cơ thể và tiến hành điều trị sớm, nâng cao tỉ lệ chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Trước khi thực hiện xét nghiệm bạn cần tuân thủ các lưu ý để nhận được kết quả chính xác nhất.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm