Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi đại dịch Covid-19 hoành hành, người người, nhà nhà sử dụng phương pháp xông tinh dầu để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, xông tinh dầu có hại không thì không phải ai cũng biết.
Xông tinh dầu mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể con người. Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc hay phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh nào nếu bị lạm dụng quá mức thì cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Điều này làm dấy lên lo ngại: “Xông tinh dầu có hại không?”. Hãy để bài viết này giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé!
Trước khi tìm hiểu “Xông tinh dầu có hại không?”, chúng ta không thể phủ nhận được những ưu điểm to lớn của tinh dầu. Các loại tinh dầu được nhiều gia đình, spa, bệnh viện sử dụng bởi nó được chứng minh là có tác dụng “diệu kỳ” đối với sức khỏe con người. Đó là:
Một số loại tinh dầu như: Tinh dầu chanh sả, tinh dầu oải hương, tinh dầu tràm trà,... chứa các hoạt chất giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc và cải thiện bệnh trầm cảm. Nhờ có hương thơm dịu nhẹ, cảm giác lo âu, căng thẳng sẽ nhanh chóng biến mất, người dùng cũng dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Nhiều người còn thường xuyên xông tinh dầu vào buổi sáng sớm vì thói quen này giúp đầu đầu óc minh mẫn, và tập trung tốt hơn.
Nếu chán ghét mùi dầu mỡ sau khi nấu nướng, bạn có thể sử dụng tinh dầu cam thảo, chanh,... để khử mùi và lưu giữ hương thơm. Với những nơi ẩm ướt, dễ sinh mùi và vi khuẩn như: Nhà vệ sinh, nhà tắm,... xông tinh dầu còn giúp bạn lọc sạch không khí và xua đuổi ruồi muỗi.
Đặc biệt, tinh dầu quế còn có tác dụng kháng khuẩn, chống ẩm mốc, ngăn ngừa kiến và mối trú ngụ.
Dù chỉ tác động vào khứu giác, nhưng tinh dầu cũng kích thích lượng oxy di chuyển lên não. Từ đó, bổ sung năng lượng một cách nhanh chóng cho cơ thể.
Một số loại tinh dầu như cỏ xạ hương còn có thêm thành phần chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe hệ hô hấp, tiêu hóa, hệ miễn dịch và hệ thần kinh.
Vậy xông tinh dầu có hại không? Câu trả lời có nếu như bạn lạm dụng quá mức. Cùng điểm mặt những tác hại khôn lường do việc sử dụng sai cách tinh dầu thơm nhé!
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, có hàng ngàn sản phẩm tinh dầu thơm kém chất lượng mang nhãn mác nước ngoài được bày bán trôi nổi trên thị trường. Đây chính là nguyên nhân chính gây nên các vụ ngộ độc tinh dầu mà một nửa trong số đó là trẻ em.
Dấu hiệu đặc trưng nhất khi ngộ độc tinh dầu là nôn mửa, chóng mặt, khó thở và đau dạ dày. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương phổi và suy nhược hệ thần kinh trung ương, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Khi sử dụng các loại tinh dầu citric hoặc tinh dầu cam bergamot, bạn cần hết sức cẩn thận vì nó chứa chất furocoumarin. Việc xông loại tinh dầu này quá lâu trước khi ra ngoài khiến làn da của bạn bị bỏng rát nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chỉ sau vài phút, bạn sẽ phát hiện ra những vết phồng rộp và cháy nắng.
Xông tinh dầu cũng có thể gây dị ứng, đặc biệt là với trẻ em hoặc những người có làn da nhạy cảm. Ở mức độ nhẹ, làn da sẽ bị mẩn đỏ, ngứa và nứt nẻ. Trong trường hợp nặng hơn, bạn có thể bị nổi mề đay toàn thân, gây bỏng rát dữ dội.
Nếu không được làm từ các nguyên liệu tự nhiên, tinh dầu rất có thể chứa thêm nhiều loại phụ gia hoặc tạp chất. Nếu phụ nữ mang thai tiếp xúc gần, tình trạng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tức ngực,... sẽ đến rất nhanh chỉ trong vài phút.
Nếu sử dụng trong phòng kín, tinh dầu còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi, gây sảy thai hoặc sinh non.
Xông tinh dầu có hại không? Ngoài các triệu chứng dị ứng ngoài da, tình trạng dị ứng khi xông tinh dầu cũng có thể gây hại cho mắt và hệ hô hấp. Người bị dị ứng tinh dầu sẽ xuất hiện các biểu hiện bất thường như: Cay mắt, chảy nước mắt, sổ mũi, nghẹt mũi,...
Tình trạng này vẫn có thể tiếp diễn từ vài giờ đồng hồ đến vài ngày. Nếu các triệu chứng không chấm dứt hoặc có xu hướng nặng thêm, bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.
Thay vì thắc mắc xông tinh dầu có hại không, bạn cần hiểu rằng bất cứ phương pháp phòng và chữa bệnh nào cũng có cả mặt tốt và mặt xấu. Để ngăn chặn tác dụng phụ khi xông tinh dầu, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý sau:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được câu hỏi: “Xông tinh dầu có hại không?”. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để học hỏi thêm nhiều bí quyết để trở thành bà nội trợ thông minh khi chăm sóc gia đình, bạn nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: vnexpress.net