Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngộ độc thức ăn là tình trạng xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải thức ăn bị nhiễm độc, chứa thành phần gây độc, thức ăn ôi thiu, bị nhiễm khuẩn … Tùy vào mức độ và nguyên nhân ngộ độc mà có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tính mạng của nạn nhân.
Tình trạng ngộ độc cấp tính thường xuất hiện sau khi ăn khoảng vài phút, vài giờ đến 1 - 2 ngày. Các dấu hiệu thường gặp của người bị ngộ độc thực phẩm là đau bụng dữ dội, ỉa chảy, buồn nôn… Ngoài ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngộ độc, có thể gặp một số dấu hiệu phụ đi kèm như chóng mặt, nhức đầu, đau cơ, khó thở...
Ngộ độc thức ăn dân gian hay gọi là trúng thực, đây là tình trạng ngộ độc do ăn, uống phải thực phẩm bị ôi thiu lâu ngày dẫn đến nhiễm khuẩn, hoặc chứa chất độc, chất bảo quản, thức ăn bị nhiễm độc... Tùy thuộc vào mức độ ngộ độc mà người bệnh nhân có thể chỉ mệt mỏi, suy nhược cơ thể nặng hơn có thể đến suy hô hấp, mất nước, thậm chí có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị đúng lúc. Tuy nhiên nếu tình trạng này được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ hồi phục sau vài ngày điều trị.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ gây ngộ độc mà các dấu hiệu cấp tính sẽ xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ, thậm chí kéo dài có khi tới 1 ngày. Một vài triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc cấp tính là:
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng ngộ độc thức ăn nhưng chủ yếu là do thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm hóa chất, nhiễm khuẩn vi sinh gây hại và một số yếu tố gây hại khác như sau:
Một số vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như Salmonella, Escherichia coli, Shigella, Campylobacter jejuni, Clostridium perfringens, Listeria monocytogenes.
Một số độc tố vi nấm gây hại như: Citrinin, Citreoviridin, Aflatoxin, axit cyclopiazonic, Cytochalasin...
Một số loại virus gây ngộ độc thực phẩm phổ biến như: Hepatitis E, Norovirus, Enterovirus, Hepatitis A, Rotavirus…
Một số ký sinh trùng do động vật truyền sang người gây ngộ độc thực phẩm như: Nematoda, Platyhelminthes, Protozoa…
Ngoài ra, có thể gặp một số tác nhân gây độc thức ăn khác đến từ khâu nhập khẩu, sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể do bị nhiễm độc từ hóa chất, phụ gia, chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật…
Trong trường hợp bệnh nhân còn ý thức và tỉnh táo có thể thực hiện các bước sơ cứu như sau:
Gây nôn
Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu buồn nôn thì cần thực hiện gây nôn để giảm bớt độc tố ngấm vào cơ thể. Bạn có thể dùng tay sạch của mình chọc sâu vào cuống họng người bị ngộ độc để kích thích, gây nôn bệnh nhân. Những thức ăn ngộ độc trong dạ dày nôn theo ra bên ngoài. Bệnh nhân nôn ra được càng nhiều thức ăn trong dạ dày thì chất độc càng hạn chế thấm vào cơ thể.
Một vài lưu ý khi tiến hành gây nôn cho người bị ngộ độc thức ăn:
Bù nước
Cần cho người bệnh uống nhiều nước để bù nước vì cơ thể sẽ bị mất nước sau khi bệnh nhân nôn và bị tiêu chảy. Có thể cho bệnh nhân bù nước bằng việc bổ sung nhiều nước lọc, nước gạo rang hoặc uống nước oresol để bù cả chất điện giải cho người bị ngộ độc.
Cấp cứu kịp thời
Gọi cấp cứu 115 và lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất cho dù đã sơ cứu ban đầu tình trạng bệnh nhân có thể đỡ hơn. Tuy nhiên vì sơ cứu ban đầu tại nhà không đảm bảo, bệnh nhân vẫn gặp nguy hiểm vào bất cứ trường hợp nào. Vì vậy bệnh nhân cần được điều trị từ bác sĩ khi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.
Khi đến bệnh viện, thông thường các bác sĩ sẽ điều trị cho bệnh nhân theo các phương pháp như sau:
Một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc thức ăn thường gặp bạn có thể áp dụng để tránh bị ngộ độc như sau:
Ds Hải Vân
Nguồn tham khảo: Vnexpress
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...