Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trứng là một trong các loại thực phẩm cực kỳ phổ biến của con người. Tuy nhiên, nhiều người thường hay sử dụng trứng ung vì vị giác và một vài lý do khác. Vậy, trứng ung có tốt không và có ăn được không?
Trứng ung có tốt không là một trong những chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Cùng bài viết bên dưới tìm hiểu những vấn đề xoay quanh món ăn này dưới góc nhìn khoa học nhé!
Thực tế, trên vỏ của trứng có vô vàn lỗ nhỏ li ti. Những lỗ này có tác dụng trong việc thông thoáng khí và cản trở sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Song, qua một thời gian, các lỗ này mất đi khả năng ngăn ngừa vi khuẩn. Từ đó, không khí dần dần thẩm thấu qua lớp vỏ trứng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Không chỉ vậy, thời gian dài sẽ khiến lòng trắng và lòng đỏ trứng dần mất đi tính axit, chuyển sang tính kiềm. Khí CO2, chất tồn tại dưới dạng H2CO3 trong trứng dần thoát ra bên ngoài theo những lỗ nhỏ li ti. Cuối cùng, chúng biến chuyển thành CO2.
Một khi trứng có tính kiềm hơn, lưu huỳnh sẽ bắt đầu tương tác với hydro để tạo nên khí gas H2S. Đây được biết là một chất độc có khả năng gây hại cho con người và động vật. Điều này chính là nguyên nhân khiến trứng ung có mùi lưu huỳnh và thường được người dân gian gọi là mùi trứng thối.
Trứng ung có tốt không là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, nhiều trường hợp ăn nhầm trứng ung mà không hề nhận ra. Bởi đôi lúc chúng không mang mùi vị gì đặc trưng. Chính cơ thể bạn ngay thời điểm ấy cũng không xuất hiện bất kỳ phản ứng gì khi ăn trúng những quả trứng này.
Thực tế rằng phải từ 6 – 48 tiếng sau cơ thể mới bắt đầu có những phản ứng khi ăn phải trứng ung. Bởi vi khuẩn cần có thời gian để phát triển trong cơ thể và gây ra triệu chứng nhiễm khuẩn salmonella. Những biểu hiện thường thấy bao gồm nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy. Một số trường hợp ghi nhận trạng thái bao tử co thắt, đau đầu, sốt khi tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn.
Các triệu chứng có thể biến mất sau vài ngày đối với những người khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt. Mặt khác, trẻ nhỏ và người già sẽ có các triệu chứng nặng hơn và cần có biện pháp xử lý kịp thời. Phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn trọng bởi nhiễm khuẩn salmonella có thể gây sự ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe em bé trong bụng mẹ.
Vậy, trứng ung có tốt không và có ăn được không? Có lẽ rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này vì thích mùi vị của trứng ung. Theo đánh giá, trứng gà ung vẫn ăn được. Tuy nhiên, điều này không tốt đối với người có hệ tiêu hóa yếu. Chúng dễ gây ra tình trạng tiêu chảy nên tốt hơn hết là bạn không nên ăn nếu có hệ miễn dịch không tốt.
Như đã đề cập trên, trứng gà ung là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn salmonella nên trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ có thai đặc biệt cẩn trọng.
Đối với người trưởng thành, các triệu chứng khi ăn phải trứng gà ung có thể không xuất hiện hoặc tự động biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu các tình trạng buồn nôn, tiêu chảy kéo dài, bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ y tế. Đặc biệt, khi bị nhiễm khuẩn salmonella, hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể. Bạn có thể ưu tiên sử dụng các loại nước điện giải, nước gừng hay đơn giản là nước lọc.
Đối với người có tình trạng sức khỏe yếu khi ăn phải trứng ung, hãy tiến hành thăm khám để nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ. Đặc biệt đến các cơ sở y tế khi xuất hiện tình trạng tiêu chảy dài ngày, máu lẫn trong phân, chóng mặt, nhức đầu.
Dù trứng ung có thể là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, bạn cần nên nhớ rằng ăn trứng ung có thể gây ngộ độc thực phẩm và nhiễm khuẩn salmonella.
Một số cách nhận biết và kiểm tra trứng ung như sau:
Hy vọng với những thông tin cung cấp trên đã có thể giải đáp thắc mắc trứng ung có tốt không của rất nhiều người. Trứng tuy có thể cung cấp rất nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, hãy biết sử dụng đúng cách để đảm bảo sức khỏe của cá nhân và gia đình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.