Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Yếu nào dẫn đến vết thương lâu lành hơn bình thường

Ngày 08/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vết thương lâu lành rất dễ bị nhiễm trùng. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những yếu tố làm chậm vết thương và cách chăm sóc vết thương hiệu quả ngay trong bài viết dưới nhé.

Vết thương dù lớn hay nhỏ nếu không chăm sóc cẩn thận vết thương sẽ lâu lành và nhiễm trùng. Vậy yếu tố nào khiến vết thương mãi không khỏi?

Quá trình làm lành vết thương trải qua mấy giai đoạn?

Thông thường, quá trình làm liền vết thương sẽ trải qua 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong vết thương.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn hình thành mô hạt để làm đầy vết thương.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn tái tạo biểu bì, đây là giai đoạn cuối cùng để vết thương lành lặn hoàn toàn.

Những yếu tố khiến vết thương lâu lành

Màng biofilm ngăn chặn quá trình chữa vết thương

Màng biofilm ngăn chặn vi khuẩn tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nhờ có lớp polysaccharide nên vi khuẩn có khả năng tồn tại lâu trên bề mặt và dễ dàng giao tiếp với nhau, có khả năng chống lại kháng sinh. Dưới sự bảo vệ của lớp màng sinh học, vi khuẩn có thể kháng lại kháng sinh liều cao. Khi ngừng sử dụng thuốc, vi khuẩn không hoạt động trong màng sinh học sẽ phục hồi và gây nhiễm trùng trở lại. 

Hầu hết các thuốc sát trùng vết thương hiện nay đều không có khả năng loại bỏ màng sinh học. Một số sản phẩm khác có thể loại bỏ màng sinh học nhưng không đủ mạnh để tiêu diệt vi sinh vật có trong màng. 

Máu lưu thông kém

Vết thương sẽ nhanh lành hơn nếu chúng được cung cấp máu đầy đủ. Máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào. Các tế bào bạch cầu trong máu giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và làm sạch vết thương. Cuối cùng, các tế bào hồng cầu mang các tế bào da mới và collagen đến vết thương để chữa lành. 

Một số bệnh khiến mạch máu bị thu hẹp, khiến máu khó lưu thông như xơ vữa động mạch, béo phì, tiểu đường,... Ở những bệnh nhân này, quá trình lành vết thương thường chậm hơn người bình thường.

Máu lưu thông kém không đến các tế bào được làm vết thương lâu lành hơn Máu lưu thông kém không đến các tế bào được làm vết thương lâu lành hơn

Nhiễm trùng vết thương

Nhiễm trùng là tình trạng vi khuẩn, virus hoặc nấm ở vết thương tăng lên. Biểu hiện của vết thương bị nhiễm trùng là vùng da xung quanh vết thương đỏ, sưng đau, tiết ra mủ, mủ có mùi hôi. 

Thông thường, mầm bệnh dễ dàng bị các đại thực bào của hệ thống miễn dịch tiêu diệt. Tuy nhiên, nếu vết thương không được bảo vệ và liên tục bị vi khuẩn tấn công thì sẽ khó lành hơn rất nhiều. Để tránh nhiễm trùng, nên rửa vết thương bằng dung dịch sát trùng ngày 2 - 3 lần, sau đó băng vết thương lại để bảo vệ khỏi tác nhân bên ngoài môi trường.

Các bệnh lý mãn tính

Bệnh tiểu đường là một nguyên nhân phổ biến trong việc làm chậm quá trình chữa lành vết thương khiến vết thương lâu lành hơn. Do lượng đường trong máu cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn gây bệnh nên người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng và lâu lành. Lượng đường trong máu cao cũng gây ra chứng xơ vữa động mạch, làm hẹp các động mạch cản trở lưu thông máu. Lượng đường trong máu cao ức chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, dưới sự tấn công của các yếu tố bên ngoài, cơ thể trở nên thụ động hơn. 

Ngoài bệnh tiểu đường, một số bệnh khác cũng liên quan đến việc vết thương chậm lành như viêm khớp dạng thấp, xơ vữa động mạch, béo phì,...

Bị tiểu đường có thể khiến vết thương lâu lành hơn Đối với người bị tiểu đường vết thương hở thường khó lành hơn

Ít hoạt động

Ít vận động, nằm ngồi nhiều khiến máu lưu thông kém và tăng áp lực ở một vùng nhất định trên da. Đây là nguyên nhân chính khiến vết thương hở chậm lành và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Bạn nên thay đổi tư thế nằm, ngồi thường xuyên để không tạo áp lực lên bất kỳ bộ phận nào trên da tránh hoại tử.

Dùng thuốc sát khuẩn không phù hợp

Hóa trị thường xuyên làm suy yếu hệ thống miễn dịch, là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành. Thuốc chống viêm như NSAID, corticosteroid đôi khi cũng có tác dụng tiêu cực. Chúng ức chế quá trình viêm nhiễm tự nhiên của cơ thể, khiến các tế bào của hệ miễn dịch không thể phục hồi vết thương. Ngoài ra các dung dịch sát khuẩn thường dùng cũng là thủ phạm mà ít ai ngờ tới đó là cồn và povidone iodine.

Chúng có khả năng diệt khuẩn, chống bội nhiễm, tuy nhiên chúng cũng làm hỏng các nguyên bào sợi và tế bào hạt để làm liền vết thương. Vì vậy, hạn chế dùng các dung dịch sát khuẩn này lên vết thương hở.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Để làm liền viết thương nhanh, bạn cần bổ sung nhiều đạm vào bữa ăn hàng ngày. Các bác sĩ khuyến khích ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa,... để đáp ứng nhu cầu protein của cơ thể. 

Ngoài ra các vitamin A, C có trong rau quả cũng là những chất hỗ trợ hiệu quả trong việc đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Các loại vitamin này có nhiều trong cam, bưởi, khoai lang, cà rốt, ớt,… 

Một số thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá làm ức chế quá trình lành vết thương tự nhiên. Theo các nghiên cứu khoa học, rượu làm giảm số lượng bạch cầu để chống lại vi khuẩn. Vì vậy rượu làm tăng đáng kể tỷ lệ nhiễm trùng ở những người có vết thương. Thuốc lá cũng là một chất độc vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm co mạch máu. Người bệnh phải từ bỏ những thói quen xấu này nếu muốn vết thương nhanh khỏi hơn. 

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến vết thương lâu lành Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến vết thương lâu lành

Chữa lành vết thương là một quá trình quan trọng, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường thì vết thương lâu lành hơn. Hy vọng rằng bài viết này đã trang bị cho bạn những phương pháp chăm sóc vết thương hở đúng cách để vết thương nhanh chóng hồi phục hơn.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm