Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Yếu tố nguy cơ gây u tế bào mầm ở trẻ em

Ngày 09/09/2022
Kích thước chữ

Rất hiếm trẻ em mắc u tế bào mầm, nhưng không phải là không có. Bởi vậy, cha mẹ đừng nên xem thường những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc u tế bào mầm ở trẻ em.

Những khối u tế bào mầm khi được phát hiện sớm sẽ được chữa trị theo phác đồ và có tỉ lệ chữa trị khỏi bệnh cao. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với bạn về u tế bào mầm ở trẻ em để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của căn bệnh này. 

Nguyên nhân gây u tế bào mầm ở trẻ em 

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa có khẳng định rõ ràng về nguyên nhân gây u tế bào mầm ở trẻ em. Các u tế bào mầm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tuổi.

U tế bào mầm bắt nguồn từ các tế bào sản sinh ra trứng hoặc tinh trùng. Chính vì vậy, hầu hết các u tế bào mầm khu trú tại đây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng buồng trứng và tinh hoàn của trẻ. Tuy nhiên, khối u vẫn có thể phát triển ở các phần khác của cơ thể. Vị trí phát sinh phổ biến nhất của khối u này là vùng tận cùng của tủy sống (vùng cùng cụt), não, ngực và ổ bụng.

Các nhà khoa học đặt tên các khối u khác nhau, phụ thuộc vào các đặc trưng của chúng, như: U túi noãn hoàng, u tế bào mầm, ung thư biểu mô bào thai, u quái và u quái không trưởng thành. Chúng có thể là các khối u lành tính hoặc ác tính, tức là có thể gây ung thư hoặc không.

Các khối u ác tính có khả năng phát triển nhanh hơn và lan tràn tới phần khác của cơ thể. Các u lành tính không lan tràn nhưng có thể gây ra các triệu chứng bất thường ở trẻ do sự chèn ép vào mô gần kề và các cấu trúc của cơ thể. Cũng có những khối u ban đầu mang tính chất lành tính nhưng theo thời gian sẽ biến đổi thành ác tính. Tuy nhiên, nếu được phát hiện từ sớm, các bác sĩ sẽ nhanh chóng cắt bỏ khối u để điều trị dứt điểm. 

Yếu tố nguy cơ gây u tế bào mầm ở trẻ em - Không thể bỏ qua! 1 Hình ảnh u tế bào mầm phát triển trên vùng tủy sống 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u tế bào mầm ở trẻ em 

Mặc dù các yếu tố nguy cơ thường tác động đến sự phát triển của khối u, nhưng hầu hết chúng không trực tiếp tạo nên khối u. Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u tế bào mầm ngoài sinh dục và ngoại sọ ở trẻ em:

  • Tinh hoàn ẩn: Nếu bé trai có tinh hoàn nằm bất thường dọc trên đường đi xuống bìu thì có nguy cơ mắc u tinh bào tinh hoàn cao hơn. 
  • Hội chứng Turner: Hội chứng Turner là trường hợp bất thường về di truyền gặp ở nữ giới do mất một nhiễm sắc thể X. Những bé gái mắc hội chứng này có nguy cơ phát sinh u nguyên bào sinh dục cao hơn, một loại u lành tính cuối cùng có thể trở thành ung thư.
  • Tình trạng liên giới tính như hội chứng không nhạy cảm Androgen: Hội chứng này xảy ra khi cơ thể nam giới có nhiễm sắc thể giới tính XY không tiếp nhận nội tiết tố nam androgen. Người mắc phải hội chứng này có nguy cơ phát triển u nguyên bào sinh dục hoặc các khối u tế bào mầm khác cao hơn bình thường.
  • Hội chứng Klinefelter: Đây là tình trạng nam giới sinh ra với tình trạng thừa một nhiễm sắc thể X. Hội chứng Klinefelter có liên quan đến khả năng mắc u tế bào mầm ở ngực cao hơn.
Yếu tố nguy cơ gây u tế bào mầm ở trẻ em - Không thể bỏ qua! 2 U tế bào mầm có thể phát triển do thừa nhiễm sắc thể X 

U tế bào mầm ở trẻ em có chữa được không?

Khi chẩn đoán qua các xét nghiệm lâm sàng để xác định u tế bào mầm thì các bác sĩ sẽ dùng những phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân. Tùy vào từng thể trạng, mức độ nghiêm trọng của bệnh và tài chính của gia đình mà mỗi bệnh nhi sẽ được điều trị theo một cách khác nhau, bao gồm nhiều cách riêng biệt hoặc kết hợp chung với nhau. Cụ thể:

  • Sử dụng phương pháp hóa trị liệu để kìm hãm sự phát triển của các khối u tế bào mầm trong cơ thể của trẻ em.
  • Sử dụng phương pháp xạ trị hoặc ghép tủy để hạn chế sự phát triển của các khối u tế bào mầm.
  • Cần có những biện pháp chăm sóc trẻ sau điều trị ung thư tế bào mầm hợp lý để giúp trẻ cải thiện sức khỏe của mình.

Việc điều trị bằng những phương pháp này cho hiệu quả tương đối nhưng cũng đi kèm với nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai, cha mẹ nên trao đổi kỹ với bác sĩ và tự mình trang bị những kiến thức cần thiết trước khi ký giấy chấp thuận điều trị u tế bào mầm cho con. 

Yếu tố nguy cơ gây u tế bào mầm ở trẻ em - Không thể bỏ qua! 3 U tế bào ở trẻ em có thể chữa bằng phương pháp xạ trị 

Trên đây là những chia sẻ vô cùng hữu ích về yếu tố nguy cơ u tế bào mầm ở trẻ em. Với những thông tin chi tiết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về căn bệnh này và độ nguy hiểm của nó đối với trẻ nhỏ để nâng cao mức độ giám sát với những thay đổi trong cơ thể của con em mình. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin