Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp gồm những gì?

Ngày 29/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tăng huyết áp làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nhất là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Vì vậy, việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp sẽ giúp chúng ta chủ động phòng ngừa tình trạng này.

Huyết áp là một trong 5 chỉ số sinh tồn quan trọng, phản ánh tình trạng sức khỏe của con người. Chỉ số huyết áp tăng lên (hay mắc bệnh cao huyết áp) khiến các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp để biết cách kiểm soát huyết áp và phòng ngừa tăng huyết áp.

Tăng huyết áp là gì? Tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Huyết áp là gì? Đây là khái niệm dùng để chỉ áp lực mà dòng máu tác động lên thành mạch khi tim hoạt động (huyết áp tâm trương) và áp lực dòng máu tác động lên thành mạch lúc nghỉ (huyết áp tâm thu). Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg và được biểu hiện dưới dạng phân số trong đó tử số bên trên là huyết áp tâm trương và mẫu số bên dưới là huyết áp tâm thu.

Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp gồm những gì 1
Đo huyết áp định kỳ giúp phát hiện tình trạng tăng huyết áp

Tăng huyết áp còn gọi là cao huyết áp xảy ra khi lực tác động của dòng máu lên thành mạch cao hơn mức bình thường. Vấn đề sức khỏe này khá phổ biến nhưng thường không có triệu chứng rõ ràng từ giai đoạn đầu. Khi không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, tăng huyết áp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, bệnh tim, đột quỵ, suy thận… Thậm chí, huyết áp cao được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên thế giới.

  • Ở ngưỡng bình thường, huyết áp tâm trương dưới mức 120mmHg còn huyết áp tâm thu dưới 80 mmHg (Ví dụ huyết áp 110/70 mmHg là bình thường).
  • Tình trạng tăng huyết áp ở mức bình thường là khi huyết áp tâm trương từ 120 - 129 mmHg và huyết áp tâm thu dưới 80 mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 1 là khi huyết áp tâm trương từ 130 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm thu từ 80 - 89 mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 2 là khi huyết áp tâm trương ở mức từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm thu ở mức 90 mmHg trở lên.

Phân loại tình trạng tăng huyết áp

Trước khi tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, chúng ta sẽ cùng xem tình trạng tăng huyết áp thường được phân loại như thế nào nhé! Cách phân loại phổ biến nhất là phân thành 2 loại gồm: Tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.

  • Tăng huyết áp nguyên phát chiếm 90% số trường hợp bị tăng huyết áp và thường không rõ nguyên nhân cụ thể hoặc cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nên còn được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại tăng huyết áp này sẽ có xuất hiện biến chứng và nguy cơ biến chứng tăng dần theo thời gian.
  • Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng tăng huyết áp gây ra do một vấn đề sức khỏe khác, như bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh nội tiết hoặc phụ nữ trong thai kỳ. Loại này chỉ chiếm khoảng 10% số ca bệnh, thường là tăng huyết áp đột ngột và chỉ số huyết áp thường cao hơn so với tăng huyết áp nguyên phát.
Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp gồm những gì 2
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị tăng huyết áp thứ phát

Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp

Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp sẽ khác nhau tùy từng loại tăng huyết áp như đã kể đến bên trên. Cụ thể là:

Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát

Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát có thể bao gồm:

  • Người bị thừa cân, béo phì nhưng không biết kiểm soát cân nặng đúng lúc và hiệu quả.
  • Thói quen tiêu thụ quá nhiều natri của phần lớn người Việt.
  • Thói quen sống ít vận động thể chất.
  • Nguy cơ dẫn tới tăng huyết áp nguyên phát có thể là thói quen uống nhiều rượu bia, cà phê hay các loại đồ uống chứa thành phần caffeine với hàm lượng cao.
  • Hút thuốc lá nhiều cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, rối loạn lo âu, căng thẳng thường xuyên.
  • Người trên 65 tuổi tăng nguy cơ cao huyết áp.
  • Nếu tiền sử gia đình có người thân bị cao huyết áp thì nguy cơ những thành viên khác gặp tình trạng này cũng cao hơn.

Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp thứ phát

Yếu tố làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thứ phát có thể là các bệnh lý thường gặp như:

  • Các bệnh lý về thận: Bệnh thận do đái tháo đường (bệnh nhân mắc đái tháo đường bị biến chứng bệnh thận), bệnh thận đa nang, bệnh cầu thận, hẹp động mạch thận… Các bệnh lý này có thể làm tổn thương hệ thống lọc của thận, ngăn cản thận hoạt động bình thường nên dẫn đến tăng huyết áp.
  • Các bệnh lý liên quan đến nội tiết: Hội chứng Cushing, cường Aldosteron, u tủy thượng thận đều làm tăng nồng độ một số loại hormone như: Hormone cortisol, aldosterone, noradrenaline… Nồng độ các hormone này tăng cao cũng gây ra tình trạng tăng huyết áp.
  • Các vấn đề về tuyến giáp: Tình trạng suy giáp, cường cận giáp cũng khiến hormone tuyến giáp và tuyến cận giáp tăng cao, làm lắng đọng canxi trong máu và gây tăng huyết áp thứ phát.

Một số yếu tố làm tăng huyết áp thứ phát khác như: Chứng ngưng thở khi ngủ, hẹp động mạch chủ, phụ nữ đang trong thai kỳ, tác dụng phụ của một số loại thuốc…

Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp gồm những gì 3
Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp sẽ khác nhau ở từng người

Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp được kiểm soát thế nào?

Bệnh huyết áp cao và biến chứng nguy hiểm của nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, kiểm soát các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp là vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, bảo vệ các cơ quan nội tạng. Kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp tốt còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tiết kiệm đáng kể chi phí y tế cho người bệnh. Một số cách bạn có thể áp dụng ngay hôm nay như:

  • Giảm tiêu thụ muối trong chế độ ăn uống hàng ngày, lý tưởng nhất là ít hơn 1.500 mg muối mỗi ngày ở những người có nguy cơ cao.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn hộp vì chúng chứa tất cả những gì không có lợi cho huyết áp và sức khỏe như muối, đường, chất béo bão hòa, chất bảo quản…
  • Duy trì cân nặng hợp lý và giảm cân nếu cần thiết.
  • Nên dành ít nhất 150 phút tập thể dục mỗi tuần hoặc 75 phút hoạt động mạnh, chơi thể thao mỗi tuần.
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn tinh thần, quản lý thời gian hiệu quả để có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Hạn chế tối đa việc dùng rượu bia, thuốc lá, caffeine và các chất kích thích khác.
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ đồng thời tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và dùng thuốc của bác sĩ.
Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp gồm những gì 4
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm soát biến chứng của tăng huyết áp

Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp cần được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Ngoài ra, những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp cũng nên theo dõi huyết áp và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Qua đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn kịp thời giúp bạn kiểm soát tăng huyết áp một cách hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin