Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi bạn cần lưu ý

Ngày 17/03/2022
Kích thước chữ

Thuyên tắc phổi khá thường gặp và có tỷ lệ tử vong lên đến 30% nếu không điều trị. Thế nên, để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình, bạn cần lưu ý các yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi để theo dõi và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Thuyên tắc phổi có thể đe dọa đến tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, bạn cần lưu tâm đến các yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi để theo dõi sức khỏe cũng như có biện pháp phòng ngừa tình trạng thuyên tắc này. Vậy các yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau.

Thuyên tắc phổi và các triệu chứng nhận biết

Thuyên tắc phổi, hay còn gọi là thuyên tắc mạch phổi, là tình trạng tắc động mạch phổi. Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh, nguyên nhân gây tắc nghẽn là do cục máu đông di chuyển từ tĩnh mạch sâu ở chi dưới hoặc từ các tĩnh mạch khác (hiếm gặp) đến phổi.

Một số triệu chứng phổ biến của thuyên tắc phổi là:

  • Đau tức ngực: Cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh hít sâu, ho, khom lưng hay cúi người.
  • Khó thở: Dấu hiệu này thường xuất hiện đột ngột và trở nên nghiêm trọng hơn khi gắng sức.
  • Ho: Người bệnh ho ra máu hoặc ho kèm đờm có máu.

Ngoài ra, người bệnh thuyên tắc phổi còn có một số triệu chứng khác như chóng mặt, nhịp tim không đều hoặc nhanh, sốt, da tím tái hoặc sần sùi,...

Đây là một căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng khó thở không rõ nguyên nhân hay đau ngực, ho ra máu hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Thuyên tắc phổi là một căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong Thuyên tắc phổi là một căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong

Nguyên nhân dẫn đến thuyên tắc phổi

Bệnh thuyên tắc phổi xảy ra khi có một khối vật chất, thường gặp nhất là cục máu đông, đi vào động mạch phổi của bệnh nhân. Những cục máu đông này thường xuất hiện ở tại các tĩnh mạch sâu trong chân của người bệnh, hay còn gọi là bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu.

Tình trạng nguy hiểm của bệnh sẽ tùy thuộc vào số lượng, kích thước cũng như vị trí của các cục máu đông. Phần phổi nào bị chặn động mạch cung cấp máu sẽ xảy ra hiện tượng nhồi máu phổi. Do đó, phổi sẽ không thể cung cấp đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể.

Trong một số ít trường hợp, nguyên nhân dẫn đến thuyên tắc phổi còn có thể là do:

  • Mỡ từ tủy xương gãy, nhất là các xương dài và to như xương đùi.
  • Một phần nhỏ của khối u tách ra.
  • Bong bóng khí.

Các yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi

Yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi do di truyền

Nguyên nhân dẫn đến thuyên tắc phổi chủ yếu là do các cục máu đông, thế nên những người bệnh có bệnh di truyền liên quan đến rối loạn đông máu sẽ có nguy cơ cao bị thuyên tắc phổi. Một số yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi do di truyền thường gặp gồm:

  • Rối loạn fibrinigen máu.
  • Tăng homocystein máu.
  • Thiếu protein C hoặc protein S.
  • Khiếm khuyết gen prothrombin.
  • Kháng protein C hoạt hóa.

Những yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi khác

Tuổi cao là một trong những yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi thường gặp Tuổi cao là một trong những yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi thường gặp

Bên cạnh yếu tố di truyền thì còn có nhiều yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi khác mà bạn có thể mắc phải. Đó là:

  • Tuổi cao: Trên 40 tuổi.
  • Đang điều trị phẫu thuật, nhất là phẫu thuật thay khớp.
  • Mắc phải các bệnh lý như ung thư, bệnh về phổi hay bệnh tim.
  • Bị các chấn thương như gãy xương hông, chân.
  • Sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến hormone như thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone.
  • Phụ nữ đang mang thai và sinh con, đặc biệt là trong vòng 6 tuần sau sinh.
  • Người không di chuyển trong thời gian dài như người đang bó bột hay nằm liệt giường,...
  • Béo phì, thừa cân. 

Các biện pháp phòng ngừa thuyên tắc phổi

Cơ chế của cái biện pháp phòng ngừa thuyên tắc phổi sẽ dựa trên nguyên tắc hạn chế sự hình thành huyết khối trong cơ thể. Bởi vì đây chính là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Để phòng ngừa bệnh thuyên tắc phổi, bạn nên thực hiện theo những biện pháp sau đây:

Tập thể dục đều đặn có lợi cho quá trình lưu thông máu và ngăn ngừa thuyên tắc phổi Tập thể dục đều đặn có lợi cho quá trình lưu thông máu và ngăn ngừa thuyên tắc phổi
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc hoặc không tự ý bỏ thuốc được bác sĩ kê toa.
  • Hạn chế việc nằm quá lâu và lười vận động.
  • Duy trì mức cân nặng phù hợp.
  • Khi nằm hoặc ngồi, cố gắng giữ ngón chân cao hơn hông.
  • Không được hút thuốc.
  • Không mặc những trang phục quá bó vì sẽ làm ngăn cản sự lưu thông của máu.
  • Nếu bị huyết khối tĩnh mạch sâu thì cần điều trị sớm. Việc này rất có ý nghĩa trong việc giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh thuyên tắc phổi.
  • Sử dụng thuốc kháng đông đường uống hoặc aspirin cho bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc ung thư để phòng ngừa tái phát. 

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ thuyên tắc phổi, vì vậy để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình thì cách tốt nhất là hãy xây dựng một chế độ sống lành mạnh và khoa học. Hơn thế nữa, bạn cũng cần phải luôn theo dõi sức khỏe của bản thân. Để đảm bảo sức khỏe toàn diện của cơ thể thì nên đi khám sức khỏe định kì. Việc này sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:bệnh hô hấp