Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Hô hấp/
  4. Dị vật đường thở

Dị vật đường thở là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Dị vật đường thở là những dị vật có bản chất vô cơ, hữu cơ, chất dẻo,… thông thường trong cuộc sống xâm nhập vào đường hô hấp ở thanh – khí – phế quản. Dị vật đường thở là cấp cứu thường gặp trong chuyên ngành tai mũi họng nếu không được chẩn đoán sớm, xử trí đúng và dễ dẫn tới các biến chứng nặng nề và có thể tử vong nhanh chóng ở trẻ em và cả người lớn.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung dị vật đường thở

Dị vật đường thở là gì?

Dị vật đường thở là những vật không phải là không khí mắc lại trên đường thở từ thanh quản xuống tới phế quản phân thùy, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trước kia do thiếu trang thiết bị, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng còn ít và chưa có nhiều kinh nghiệm nên tỷ lệ tử vong cà các biến chứng do dị vật đường thở gặp rất cao.

Ngày nay, với sự phát triển về y tế cũng như kinh nghiệm của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cùng với trang thiết bị tương đối đầy đủ, hiện đại đã hạn chế đáng kể tỷ lệ biến chứng và tử vong do dị vật đường thở.

Những dị vật tròn, nhẵn, trơ hoặc các vật bằng kim khí nhẵn ít gây ra viêm nhiễm đường hô hấp. Ngược lại những vật sắc nhọn hoặc những vật thảo mộc có dầu (hạt lạc), những vật có vị chua có acid (cùi táo, ô mai,…), các vật có đường (bã mía, kẹo,…) thường gây ra các tổn thương niêm mạc sớm và nặng tùy theo vị trí dị vật mắc lại.

Triệu chứng dị vật đường thở

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dị vật đường thở

Các dấu hiệu và triệu chứng chính của bệnh dị vật đường thở là:

  • Khó thở.

  • Sốt: Có thể gặp sốt vừa 38 đến 39oC, hoặc sốt cao 40 đến 41oC thường gặp ở trẻ nhỏ.

  • Hội chứng xâm nhập: Hội chứng này có thể khai thác được ở 93% số bệnh nhân, còn 7% không khai thác được hội chứng xâm nhập là những trường hợp dị vật sống như con tắc te, bệnh nhân bị hôn mê, trẻ còn nhỏ chưa tự kể được và không có người chứng kiến hoặc do người chứng kiến cố tình dấu diếm.

Tác động của dị vật đường thở đối với sức khỏe

Dị vật ở thanh quản

Nếu dị vật to, nút kín thanh môn, bệnh nhân có thể chết ngạt không kịp cấp cứu Thường gặp khàn tiếng, mất tiếng, mức độ nặng hoặc nhẹ tùy theo kích thước dị vật và thời gian dị vật mắc lại ở thanh quản.

  • Khó thở thanh quản;

  • Ho;

  • Khi nghe phổi có thể thấy hoàn toàn bình thường nhưng cũng có thể nghe thấy tiếng ran rít ở cả hai bên phổi, lan ra từ trên xuống.

Dị vật ở khí quản

Triệu chứng hay xảy ra là các cơn ho rũ rượi, sặc sụa tím tái do dị vật di động trong lòng khí quản, đôi khi di động lên thanh quản gây ra các cơn ho, nếu cố định ở khí quản thì thở tương đối dễ dàng, nhưng cảm giác đau tức sau xương ức.

Chụp phim X quang thẳng nghiêng có thể thấy dị vật (nếu dị vật cản quang). Nghe phổi có thể thấy ran rit, ran ngày cả hai bên phổi, dị vật to có thể thấy rì rào phế nang giảm cả hai bên phổi.

Dị vật ở phế quản

Triệu chứng khó thở hỗn hợp cả hai thì thường chỉ gặp khi là dị vật to bít lấp phế quản gốc một bên, hay gặp ở phế quản phải nhiều hơn phế quản trái.

Triệu chứng tạm thời yên lặng đến khi nhiễm khuẩn thứ phát, đó là dấu hiệu viêm phế quản: Bán xẹp hoặc xẹp hoàn toàn một phân thùy, một thùy, hoặc toàn bộ một bên phổi. Tỷ lệ khó thở gặp nhiều hơn khi có viêm nhiễm ở phế quản – phổi, khó thở cả hai thì ở các mức độ khác nhau.

Nghe phổi có thể thấy rì rào phế nang giảm hoặc mất một bện, có thể kèm theo ran rít, ran ngáy, cũng có thể có ran ẩm, ran nổ,…

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh dị vật đường thở

Nếu không được xử trí kịp thời bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng do dị vật bít lấp đường thở gây ngạt thở cấp.

  • Phế quản phế viêm là biến chứng thường gặp.

  • Viêm màng phổi mủ.

  • Áp xe phổi: Dị vật làm tắc phế quản, tiết nhầy, viêm nhiễm dẫn tới áp xe phổi.

  • Giãn phế quản.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân dị vật đường thở

Nguyên nhân dẫn đến bệnh dị vật đường thở

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngạt đường thở như sau:

  • Do khóc, cười đùa trong khi ăn.

  • Trẻ em có thói quen ngậm thức ăn hoặc đồ chơi vào miệng.

  • Do tai biên ở một số phẫu thuật như: Nạo VA, tai biến gây mê, nhổ răng. Đôi khi do bố mẹ cho trẻ uống thuốc cả viên, ngay khi ăn bột cũng có thể bị sặc,…

  • Do thói quen uống nước suối nên bị các loài động vật nhỏ (con tắc te, con tấc,…) chui vào đường thở và sống ký sinh trong đường thở.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo
  1. Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng.

  2. Bài giảng Tai Mũi Họng – Bộ Y tế, NXB Giáo dục.

Hỏi đáp (0 bình luận)