Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bụi phổi bông là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bụi phổi bông

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Byssinosis là một bệnh phổi hiếm gặp. Bệnh do hít phải hạt gai dầu, hạt lanh, bông và đôi khi được gọi là bệnh phổi nâu. Đó là một dạng bệnh hen suyễn nghề nghiệp.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Bụi phổi bông là gì? 

Bệnh bụi phổi bông là một bệnh của phổi. Nguyên nhân là do hít phải bụi bông hoặc bụi từ các loại sợi thực vật khác như lanh, gai dầu hoặc sisal trong khi làm việc. Bệnh có tác động xấu đến chức năng phổi. Tuy nhiên có thể phòng ngừa bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của Bụi phổi bông

Các triệu chứng của bệnh bụi phổi bông tương tự như bệnh hen suyễn và bao gồm tức ngực, thở khò khè và ho. Nếu nghiêm trọng, có thể gặp các triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như: Sốt, đau cơ và khớp, rùng mình, mệt mỏi, ho khan.

Các triệu chứng của bệnh thường biến mất khi không tiếp xúc với bụi nữa.

Tác động của Bụi phổi bông đối với sức khỏe

Chức năng phổi có thể bị suy giảm vĩnh viễn nếu tiếp tục phơi nhiễm với bụi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến Bụi phổi bông

Nguyên nhân của bụi phổi bông là do hít phải hạt lanh thô, cây gai dầu, bụi bông và các vật liệu tương tự.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải Bụi phổi bông?

Những người làm trong ngành công nghiệp dệt may hoặc có tiếp xúc lâu dài với bụi bông hoặc tương tự.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Bụi phổi bông

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Bụi phổi bông, bao gồm:

  • Hút thuốc lá.

  • Tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Bụi phổi bông

Lâm sàng

Để chẩn đoán, cần khai thác về các hoạt động gần đây và công việc để xác định xem có tiếp xúc với bụi dệt hay không.

Chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác

  • Chụp X-quang phổi và chụp CT phổi. 

  • Các xét nghiệm chức năng phổi.

  • Đo lưu lượng đỉnh để kiểm tra phổi trong suốt tuần làm việc.

Phương pháp điều trị Bụi phổi bông hiệu quả

Phương pháp điều trị chính cho bệnh bụi phổi bông là tránh tiếp xúc với bụi có hại.

Để giảm các triệu chứng nhẹ đến trung bình, có thể dùng thuốc giãn phế quản. Những loại thuốc này giúp giãn đường thở bị co thắt dẫn đến dễ thở hơn.

Trong những trường hợp trầm trọng hơn, có thể dùng corticosteroid dạng hít để làm giảm viêm phổi. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây nhiễm trùng nấm trong miệng và cổ họng, tuy nhiên có thể giảm nguy cơ này bằng cách súc miệng sau khi hít thuốc.

Nếu nồng độ oxy trong máu giảm thì cần điều trị oxy bổ sung. Đối với bệnh viêm phổi mãn tính, có thể khuyến nghị dùng máy phun sương hoặc phương pháp điều trị hô hấp khác.

Các bài tập thở và hoạt động thể chất cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe và các triệu chứng của phổi.

Nếu tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn thì có thể phải nghỉ việc nếu làm việc tại môi trường tiếp xúc kéo dài với bụi bông.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Bụi phổi bông

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan, tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

  • Tránh dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng.

Phương pháp phòng ngừa Bụi phổi bông hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Đeo khẩu trang khi làm việc và đặc biệt là khi làm việc gần bụi.

  • Bỏ hút thuốc lá.

Nguồn tham khảo
  1. Healthline: https://www.healthline.com/health/byssinosis 

  2. Medlineplus: https://medlineplus.gov/ency/article/001089.htm 

Các bệnh liên quan

  1. Dị vật đường thở

  2. Hen suyễn

  3. Áp-xe phổi

  4. Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I

  5. Giun tim

  6. Hội chứng hít phân su

  7. Cúm A

  8. Nhiễm nấm Coccidioidomycosis

  9. Viêm xoang sàng

  10. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn