Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Áp xe phổi là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Áp xe phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng dẫn tới xuất hiện những ổ mủ sưng và hoại tử mô ở phổi. Theo thống kê ở Việt Nam, tỷ lệ người bị áp xe phổi chiếm khoảng 4,8% bệnh lý liên quan tới phổi. Áp xe phổi là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe phổi và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Áp xe phổi là gì? 

Áp xe phổi là tình trạng thận xuất hiện ổ mủ xung quanh do bị nhiễm trùng xảy ra ở mô phổi. Hầu hết nhiễm trùng xảy ra ở phổi là do vi khuẩn gây ra, một số ít các trường hợp là do ký sinh trùng gây ra.

Áp xe phổi có nhiều loại tùy thuốc vào thời gian tiến triển bệnh cũng như cơ địa người bệnh.

Theo thời gian tiến triển của bệnh:

  • Cấp tính: Thời gian tiến triển của bệnh dưới 4 - 6 tuần.

  • Mạn tính: Thời gian tiến triển của bệnh trên 6 tuần.

Theo cơ địa của người bệnh:

  • Áp xe nguyên phát: Người bệnh bị áp xe mà không có tổn thương hay bệnh lý nào xảy ra trước đó. 

  • Áp xe thứ phát: Người bệnh bị áp xe do bị tổn thương phổi trước đó như giãn phế quản, hang lao,…

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của áp xe phổi

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh là ho có đờm, đôi khi ho ra máu hoặc mủ, có mùi hôi.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Hơi thở hôi;

  • Sốt;

  • Đau ngực nhất là khi thở sâu;

  • Hụt hơi;

  • Đổ mồ hôi nhiều nhất là ban đêm;

  • Giảm cân không lý do;

  • Cảm thấy mệt mỏi.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh áp xe phổi

Áp xe phổi là một bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng sau:

  • Giãn phế quản ở quanh ổ áp xe;

  • Xuất hiện dịch mủ ở màng phổi và màng tim do vỡ ổ áp xe;

  • Xuất huyết (máu chảy vào phổi);

  • Nhiễm khuẩn huyết;

  • Hoại tử phổi;

  • Áp xe não;

  • Viêm màng não;

  • Bệnh amyloidosis thứ cấp;

  • Đột quỵ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến áp xe phổi

Có nhiều nguyên nhân gây ra áp xe phổi như là:

  • Vi khuẩn kỵ khí: Chiếm tỷ lệ hơn 60% nguyên nhân gây áp xe phổi, bao gồm Fusobacterium nucleatum, Bacteroides melaninogenicus, Peptostreptococcus, Bacteroid fragilis peptococcus, Peptostreptococcus,…

  • Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): Thường gặp ở trẻ nhỏ. Gây ra bệnh cảnh lâm sàng nặng nề khi bị tổn thương mô phổi và màng phổi, gây nhiễm trùng, nhiễm độc hay suy hô hấp cấp tính. 

  • Klebsiella Pneumoniae: Tiến triển rất nhanh và nặng, nguy cơ bị tử vong cao.

  • Một vài vi khuẩn khác như phế cầu khuẩn, liên cầu tan máu nhóm A, vi khuẩn Gram (-) như Haemophilus influenza, Pseudomonas aeruginosa, Legionella pneumophila.

  • Ký sinh trùng: Bao gồm Entamoeba histolytica, Paragogonimus westermani, Echinococcus. Áp xe phổi thường gặp tại đáy phổi bên phải và kèm theo tổn thương ở màng phổi. Triệu chứng đặc trưng là ho có đàm màu nâu sẫm như socola và có kèm lẫn máu tươi.

  • Nấm: Aspergillus, Blastomyces, Histoplasma, Cryptococcus, Coccidioides, Fusarium. Thường xảy ra ở những bệnh nhân nghiện rượu, tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch.

  • Nguyên nhân khác: Ung thư nguyên phát hoại tử, hang lao, viêm phổi, giãn phế quản, đặt nội khí quản,…

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) áp xe phổi?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị áp xe phổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) áp xe phổi

Các yếu tố làm tăng nguy cơ áp xe phổi:

  • Có tiền sử chấn thương lồng ngực;

  • Người có hệ miễn dịch suy yếu như HIV/AIDS;

  • Hút thuốc lá;

  • Nghiện rượu, bia;

  • Bị những bệnh lý về phổi: Viêm phổi, giãn phế quản, xơ nang, nhiễm trùng phổi,…

  • Người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán áp xe phổi

Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị áp xe phổi. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:

Xét nghiệm máu: Xem người bệnh có bị nhiễm trùng không thông qua số lượng bạch cầu tăng.

Xét nghiệm đờm hoặc mủ: Bác sĩ sẽ tiến hành cấy đờm và dịch hút từ phế quản để định danh vi khuẩn gây bệnh.

Chụp X-quang, CT hoặc MRI: Quan sát được kích thước khối áp xe và kiểm tra vùng xung quanh phổi có bị tổn thương hay không.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị áp xe phổi hiệu quả

Phương pháp điều trị áp xe phổi là sử dụng kháng sinh. Các chuyên gia thường khuyến cáo điều trị nên kéo dài từ 3 tới 8 tuần. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp nặng, điều trị có thể kéo dài từ 6 tháng hoặc lâu hơn.

Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng nấm, kháng lao ở một vài trường hợp xét nghiệm thấy những tác nhân này.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi lối sống như hạn chế hút thuốc, uống rượu, tập thể dục đều đặn,…

Một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật hoặc sử dụng những thủ thuật để điều trị áp xe phổi. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống dài đưa vào phổi vfa dẫn lưu mủ ra khỏi ổ áp xe hoặc cần phải phẫu thuật để loại bỏ những mô phổi bị nhiễm trùng hay tổn thương.

Bác sĩ sẽ điều trị những triệu chứng để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn như: Thuốc hạ sốt, kháng viêm, thuốc giảm đau,…Ngoài ra người bệnh cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng điện giải.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của áp xe phổi

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa áp xe phổi hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Giữ vệ sinh và điều trị tốt những bệnh nhiễm khuẩn ở răng, miệng, mũi và họng;

  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vào mùa đông;

  • Không nên để dị vật rơi vào đường thở;

  • Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá;

  • Lối sống lành mạnh, khoa học, chế độ sinh hoạt hợp lý;

  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng;

  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng;

  • Nên đi kiểm tra sức khỏe nếu xuất hiện những triệu chứng như ho, đau ngực, sốt cao,…

Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/lung-abscess#diagnosis

  2. https://www.verywellhealth.com/lung-abscess-overview-4768089

  3. https://www.msdmanuals.com/

Các bệnh liên quan