Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hội chứng Churg-Strauss là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng Churg-Strauss

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng Churg-Strauss là một rối loạn của cơ thể, biểu hiện bằng tình trạng viêm mạch máu. Tình trạng viêm này làm hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan và mô, khiến mô bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này còn được gọi là bệnh u hạt bạch cầu ái toan với viêm đa mạch (Eosinophilic Granulomatosis With Polyangiitis - EGPA). Dấu hiệu đặc trưng ở hội chứng Churg-Strauss là khởi phát hen suyễn ở người trưởng thành, ngoài ra còn có các triệu chứng khác như dị ứng mũi, viêm xoang, phát ban ngoài da, xuất huyết tiêu hóa, đau và tê ở các chi. Hiện nay chưa có cách điều trị hội chứng Churg-Strauss mà chỉ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Hội chứng Churg-Strauss là gì?

Hội chứng Churg-Strauss là một rối loạn hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan, đặc biệt là phổi. Rối loạn này được đặc trưng bởi sự tập trung bất thường của một số tế bào bạch cầu (hypereosinophilia) trong máu và mô, viêm mạch máu và sự phát triển của các tổn thương nốt viêm gọi là u hạt. 

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh này có tiền sử dị ứng. Hen suyễn là bệnh rối loạn hô hấp mạn tính, được đặc trưng bởi tình trạng viêm và hẹp đường thở của phổi, gây khó thở, ho, thở khò khè và/hoặc các triệu chứng khác.

Những phát hiện không đặc hiệu liên quan đến hội chứng Churg-Strauss thường bao gồm các triệu chứng giống cúm như sốt, cảm giác suy nhược và mệt mỏi (khó chịu), chán ăn, sụt cân và đau cơ. Các triệu chứng và phát hiện khác có thể khác nhau tùy thuộc vào hệ thống cơ quan cụ thể bị ảnh hưởng. Các dây thần kinh ngoại biên, thận hoặc đường tiêu hóa thường bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị thích hợp, tổn thương cơ quan nghiêm trọng và các biến chứng có thể đe dọa tính mạng có thể xảy ra. 

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng Churg-Strauss vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng bệnh này có liên quan đến hoạt động bất thường của hệ miễn dịch.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Churg-Strauss

Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Churg-Strauss tùy vào từng cá thể bệnh nhân. Mức độ của triệu chứng có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng. Bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng dần theo thời gian.

Triệu chứng chủ yếu ở những người mắc bệnh này là hen suyễn, viêm xoang mãn tính và tăng số lượng bạch cầu ái toan.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác gồm:

  • Chán ăn và sụt cân;
  • Đau khớp và cơ;
  • Đau bụng và xuất huyết tiêu hóa;
  • Suy nhược, mệt mỏi;
  • Phát ban hoặc lở loét da;
  • Đau, tê bì, ngứa ran ở các chi.
Hội chứng Churg-Strauss 2.png
Mệt mỏi, khó thở ở hội chứng Churg-Strauss (ảnh hưởng đến hệ hô hấp)

Biến chứng có thể gặp khi mắc hội chứng Churg-Strauss

Hội chứng Churg-Strauss ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như hệ hô hấp (phổi), tai mũi họng (xoang), da - mô mềm, hệ tiêu hóa, hệ thận - tiết niệu, hệ cơ xương khớp và hệ tim mạch. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong.

Các biến chứng phụ thuộc vào cơ quan liên quan có thể bao gồm:

  • Tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến tê, nóng rát và mất chức năng ở các chi (tay, chân).
  • Bệnh tim gồm viêm màng bao quanh tim, viêm cơ tim, đau tim và suy tim.
  • Tổn thương thận. Nếu hội chứng Churg-Strauss ảnh hưởng đến thận, ví dụ viêm cầu thận làm cản trở khả năng lọc của thận, tích tụ các chất thải trong máu, gây độc cho cơ thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy khó thở hoặc sổ mũi không khỏi, đặc biệt nếu kèm theo đau mặt dai dẳng. Ngoài ra, hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị hen suyễn hoặc dị ứng mũi đột ngột trở nên trầm trọng hơn. Hội chứng Churg-Strauss rất hiếm và các triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với nhiều nguyên nhân khác.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Churg-Strauss

Nguyên nhân của hội chứng Churg-Strauss chưa được xác định chính xác. Nhiều ý kiến đưa ra nguyên nhân có khả năng là sự kết hợp giữa gen và các yếu tố môi trường, như cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng, thuốc dẫn đến xảy ra phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch sẽ tác động lên các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể và cả các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, gây viêm hệ thống và lan rộng theo thời gian. 

hội chứng Churg-Strauss 1.jpg
Nguyên nhân gây hội chứng Churg-Strauss hiện chưa rõ, nhưng có thể liên quan đến gen và môi trường sống

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải hội chứng Churg-Strauss?

Mọi người ở mọi lứa tuổi hoặc giới tính đều có thể mắc hội chứng Churg-Strauss. Độ tuổi khởi phát trung bình là 38 - 54 tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng Churg-Strauss

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Churg-Strauss, bao gồm:

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hội chứng Churg-Strauss

Một số xét nghiệm để chẩn đoán hội chứng Churg-Strauss, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện một số kháng thể trong máu, góp phần hỗ trợ chẩn đoán hội chứng Churg-Strauss. Xét nghiệm máu cho thấy mức độ bạch cầu ái toan, tuy nhiên một số bệnh khác cũng có thể làm tăng bạch cầu ái toan, ví dụ nhiễm trùng.
  • Chụp X-quang và chụp CT có thể hỗ trợ phát hiện những bất thường trong phổi và xoang.
  • Siêu âm tim nếu nghi ngờ có suy tim.
  • Sinh thiết mô bị ảnh hưởng. Nếu các xét nghiệm khác gợi ý hội chứng Churg-Strauss, sinh thiết mô nhỏ (từ phổi, da hoặc cơ), để xác nhận hoặc loại trừ sự hiện diện của viêm mạch.

Phương pháp điều trị hội chứng Churg-Strauss hiệu quả

Không có phương pháp điều trị hội chứng Churg-Strauss nhưng thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Corticosteroid

Corticosteroid (ví dụ prednisone), thuốc kháng viêm, giảm đau được kê toa phổ biến nhất cho hội chứng Churg-Strauss. Dùng liều cao corticosteroid có thể kiểm soát triệu chứng nhanh chóng hơn. 

Tuy nhiên, liều cao corticosteroid có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, vì vậy cần thận trọng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tác dụng phụ của corticosteroid gồm loãng xương, tăng đường huyết, tăng cân, đục thủy tinh thể và các bệnh nhiễm trùng khó điều trị.

Thuốc ức chế miễn dịch khác

Đối với những người có triệu chứng nhẹ, chỉ cần dùng corticosteroid là kiểm soát được triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, những người bị nặng hơn có thể dùng đến thuốc ức chế miễn dịch để kiểm soát hoạt động quá mức của hệ miễn dịch. 

Mepolizumab hiện là loại thuốc duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để điều trị hội chứng Churg-Strauss. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các cơ quan liên quan, có thể cần dùng các loại thuốc khác. Những ví dụ bao gồm:

  • Azathioprine;
  • Benralizumab;
  • Cyclophosphamide;
  • Methotrexate;
  • Rituximab.

Vì những loại thuốc này làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khác nên cần theo dõi chặt chẽ tình trạng cơ thể trong khi dùng các thuốc này.

hội chứng Churg-Strauss 4.jpg
Những người bị nặng hơn có thể dùng đến thuốc ức chế miễn dịch

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng Churg-Strauss

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Điều trị lâu dài bằng corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu có dấu hiệu loãng xương sau khi dùng thuốc kéo dài thì nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên bổ sung vitamin D và canxi trong chế độ ăn uống hay không. Tập thể dục giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, vì thuốc corticosteroid có thể gây tăng cân. Một số bài tập như đi bộ và chạy bộ cũng giúp cải thiện sức khỏe của xương.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn uống lành mạnh. Sử dụng steroid có thể gây ra tăng đường huyết, do đó cần theo dõi đường huyết, bổ sung rau và ngũ cốc, hoặc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp phòng ngừa hội chứng Churg-Strauss hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tự giáo dục bản thân bằng cách tìm hiểu và nắm rõ về căn bệnh này để giúp tự chuẩn bị đối phó với các biến chứng hoặc tái phát.
hội chứng Churg-Strauss 5.jpg
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Nguồn tham khảo
  1. Churg-Strauss syndrome: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/churg-strauss-syndrome/symptoms-causes/syc-20353760
  2. Churg-Strauss syndrome: https://rarediseases.org/rare-diseases/churg-strauss-syndrome/
  3. Churg-Strauss syndrome: https://www.medicalnewstoday.com/articles/churg-strauss-syndrome
  4. Churg-Strauss syndrome: https://www.healthline.com/health/churg-strauss-syndrome
  5. Churg-Strauss syndrome: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3276904/ 

Các bệnh liên quan

  1. Phù bạch huyết cánh tay

  2. Động kinh toàn thể

  3. U nang biểu bì

  4. Ung thư âm đạo

  5. Tắc mạch máu não

  6. Phình mạch máu não

  7. Vỡ mạch máu não

  8. Hội chứng west

  9. Bướu sợi tuyến Birads 2

  10. Gù lưng