Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mộng thịt là gì? Nguyên nhân và cách xử trí

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mộng thịt là một khối u nhô lên, có nhiều thịt, hình tam giác trên kết mạc của mắt. Tiếp xúc lâu dài với tia UV là nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này. Trong trường hợp nhẹ, đôi mắt có thể đỏ, sưng và kích ứng. Nếu mộng thịt phát triển, tầm nhìn của mắt có thể sẽ bị hạn chế, mắt trở nên mờ. Điều trị bao gồm thuốc nhỏ mắt làm giảm triệu chứng và thuốc mỡ, có thể dùng phẫu thuật nếu thị lực bị ảnh hưởng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Mộng thịt là gì? 

Mộng thịt là một khối u nhô lên trên kết mạc mắt. Kết mạc là màng trong suốt bao phủ lòng trắng của mắt. Mộng thịt là sự dày lên giống như cánh hoặc hình tam giác của một vùng mô kết mạc. Nó mọc từ hai bên khóe mắt của bạn, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn từ góc gần mũi nhất. Nó lan ra ngoài, đôi khi lên giác mạc của mắt bạn.

Mộng thịt có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt của bạn nhưng thường không ảnh hưởng cùng một lúc. Khi nó ảnh hưởng đến cả hai mắt cùng một lúc, nó được gọi là mộng thịt hai bên.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của mộng thịt

Thường bệnh nhân sẽ không thấy có triệu chứng gì trước khi mộng thịt xuất hiện. 

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của mộng thịt bao gồm:

  • Mắt bắt đầu thấy có màu hồng hơi nhô lên.
  • Đỏ, kích ứng hoặc sưng mắt.
  • Khô mắt, ngứa mắt hoặc nóng rát mắt.
  • Có cát hoặc cảm thấy có sạn trong mắt.
  • Mắt ngấn lệ.

Các dấu hiệu và triệu chứng muộn bao gồm:

  • Tăng kích thước và sự lan rộng của tổn thương.

  • Mắt có biểu hiện khó chịu do kích thước của tổn thương.

  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi (nếu mộng thịt phát triển trên giác mạc của bạn).

Tác động của mộng thịt đối với sức khỏe 

Mộng thịt là một trong những bệnh lý lành tính trên mắt, bệnh tiến triển khá chậm và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe mắt. Tuy nhiên, mộng thịt nếu như lan sâu vào mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến mộng thịt

Mộng thịt là tình trạng phát triển quá mức của mô kết mạc do các nguyên nhân sau đây:

  • Tiếp xúc lâu dài với tia cực tím (UV) của mặt trời (nguyên nhân phổ biến nhất).

  • Kích ứng mắt do thời tiết khô nóng, gió bụi.

  • Tiền sử gia đình, nếu có người nhà mắc bệnh mộng thịt, thì bạn có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

  • Giới tính: Mộng thịt được tìm thấy phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới.

  • Tuổi tác: Những người độ tuổi dưới 20 thường không thấy xuất hiện mộng thịt, tuy nhiên ở độ tuổi trên 20 đến 40 tuổi nguy cơ mắc cao hơn và những người sau 40 tuổi tỉ lệ này tìm thấy khá cao, có khả năng bị một hoặc vài lần.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải mộng thịt?

Những đối tượng sau đây có thể có nguy cơ cao mắc phải bệnh mộng thịt:

  • Tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím (như từ ánh sáng mặt trời) như nông dân, ngư dân, thợ điện, thợ hàn, xây dựng…

  • Người hay bị khô mắt hoặc sống trong vùng có khí hậu khô.

  • Chất kích thích mắt như bụi và gió.

  • Người ở những khu vực sinh sống gần xích đạo .

  • Đàn ông từ trên 20 đến 40 tuổi, trên 40 tuổi tỉ lệ mắc càng cao.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải mộng thịt

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mộng thịt, bao gồm:

Bệnh thường xảy ra ở những người sống ở vùng khí hậu khô và dành nhiều thời gian ngoài trời trong môi trường nắng hoặc gió. 

Mắt tiếp xúc với một số yếu tố thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Phấn hoa;

  • Cát;

  • Hút thuốc lá;

  • Gió.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mộng thịt

Có thể chẩn đoán mộng thịt bằng đèn khe. Đèn trượt là một loại kính hiển vi tập trung một đường ánh sáng hẹp (một "khe") vào mắt. 

Các bài kiểm tra mắt khác có thể thực hiện bao gồm:

Kiểm tra thị lực

Bài kiểm tra này kiểm tra mức độ mắt có thể nhìn thấy các chữ cái hoặc ký hiệu trên biểu đồ cách đó 20 feet.

Chụp hình giác mạc (Corneal Topography)

Đây là kiểu chụp ảnh sử dụng máy tính để tạo bản đồ 3D bề mặt giác mạc của mắt. Bác sĩ có thể chụp ảnh mắt của bạn để theo dõi những thay đổi về sự phát triển của mộng thịt theo thời gian. 

Refraction (Khúc xạ)

Các thấu kính trong máy thấu kính (phoropter) có khả năng điều chỉnh đặt ở phía trước mắt và dùng để đo độ của mắt. Bác sĩ cũng có thể nhìn vào phản xạ ánh sáng từ mắt bệnh nhân thông qua một thiết bị cầm tay được gọi là retinoscope và sử dụng ống kính cầm tay để xác định tật khúc xạ nếu có. Sau đó, các bác sĩ mắt sẽ đưa cho bệnh nhân sự lựa chọn khác nhau trong ống kính thông qua các phoropter để chỉnh sửa cho đến khi mắt có thể nhìn mọi vật rõ ràng. 

Keratometry

Keratometry là một công cụ chẩn đoán để đo độ cong của bề mặt trước của giác mạc trung tâm. Giác mạc không bị loạn thị thì có độ cong đồng nhất hoặc đối xứng, trong khi giác mạc bị loạn thị thì không có độ cong đồng nhất. Các keratometer xác định độ cong và độ bằng phẳng của giác mạc, việc đo lường đó sẽ nói cho bác sĩ biết về hình dạng của giác mạc. Các keratometer cũng được sử dụng để phù hợp với kính áp tròng và giám sát độ cong giác mạc sau phẫu thuật mắt.

Phương pháp điều trị mộng thịt hiệu quả

Nếu các triệu chứng không gây khó chịu hoặc cản trở tầm nhìn, có thể không cần điều trị. 

Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc mỡ tra mắt không kê đơn hoặc thuốc nhỏ bôi trơn (làm ướt)/nước mắt nhân tạo hoặc thuốc thông mũi nếu mắt bạn khó chịu. Kê đơn thuốc nhỏ mắt steroid hoặc thuốc mỡ tra mắt để giảm đau, đỏ, ngứa và sưng.

Thực hiện phẫu thuật nếu:

  • Đe dọa đến thị lực: Mộng thịt lớn có thể làm mờ hoặc cản trở tầm nhìn. Nếu không được điều trị, một mộng thịt lớn có thể phát triển trên đồng tử.

  • Kích ứng, chảy nước mắt và khó chịu: Mộng thịt có thể gây ra cảm giác khó chịu dai dẳng và khó chịu.

  • Loạn thị: Khi lớn lên, rìa trước của mộng thịt có thể kéo lên giác mạc và làm biến dạng hình dạng của nó. Điều này có thể gây ra loạn thị, tức là tầm nhìn bị méo mó do những thay đổi trong cách ánh sáng truyền qua giác mạc.

  • Đỏ mắt: Điều này là do có nhiều mạch máu trong mộng thịt khiến mắt trông đỏ ngầu. Thuốc bôi có thể tạm thời làm giảm mẩn đỏ nhưng không khắc phục được vấn đề.

  • Ngoại hình: Một số người thích cắt bỏ mộng thịt vì nó có thể trở nên khó coi.

  • Kính áp tròng: Mộng thịt có thể cản trở việc đeo kính áp tròng.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của mộng thịt

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

Mộng thịt là một bệnh lý phổ biến và lành tính, không cần kiêng kỵ hoặc chế độ dinh dưỡng khắt khe nào cả. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sau phẫu thuật loại bỏ mộng thịt thì cần lưu kiêng các thực phẩm sau đây:

Nếp, thịt gà: Đây là các loại thực phẩm ảnh hưởng đến vết thương hở vì dễ tạo mưng mủ ảnh hưởng đến vết mổ.

Các loại hải sản như tôm, cua: Các loại hải sản có thể gây hiện tượng dị ứng, ngứa ngáy khó chịu cho mắt, khiến cho bệnh nhân có thể có hành động dụi mắt là cho vết thương lâu lành hơn.

Thịt bò, rau muống: Đây là các loại thức ăn dễ hình thành sẹo lồi cho những vết thương hở, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có cơ địa sẹo lồi. Tuyệt đối không ăn những thực phẩm này cho đến khi vết thương phẫu thuật mộng thịt lành hẳn.

Thức uống có gas và cách chất kích thích:

  • Những thực phẩm loại này gây chậm quá trình phục hồi đối với các vết thương ở mắt.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây.

Phương pháp phòng ngừa mộng thịt hiệu quả

 Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển mộng thịt, làm chậm sự phát triển của nó nếu có hoặc giúp ngăn ngừa sự tái phát sau phẫu thuật nếu:

  • Mang kính râm hoặc mũ rộng vành khi ra nắng để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím. Kính râm phải ngăn chặn 99% đến 100% tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB).

  • Dùng biện pháp che chắn tốt cho mắt để tránh ảnh hưởng của tia cực tím.

  • Dùng nước mắt nhân tạo để giữ ẩm cho mắt, đặc biệt nếu bạn sống ở nơi có khí hậu khô.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.webmd.com/eye-health/pterygium-surfers-eye

  2. https://www.verywellhealth.com/everything-you-need-to-know-about-surfers-eye-4172632

  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22497-pterygium-surfers-eye

Các bệnh liên quan

  1. Mù màu

  2. Vẩn đục dịch kính

  3. Glôcôm góc mở nguyên phát

  4. Viêm mống mắt thể mi

  5. Ngứa mắt

  6. Khô mắt

  7. Nấm mắt

  8. Cườm nước

  9. Viêm kết mạc mắt

  10. Đục thủy tinh thể ở người già