Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩLê Thị Quyên
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Tật không nhãn cầu là sự vắng mặt của một hoặc cả hai mắt. Điều này sẽ khiến mí mắt ngắn, rãnh mí mắt giảm và gò má nhô ra. Đây là tình trạng hiếm gặp gây mù lòa hoặc giảm thị lực. Không có phương nào hiện nay giúp bạn tạo ra một con mắt mới. Nhưng nếu điều trị sớm có thể giúp trẻ phát triển và hòa nhập với cộng đồng.
Tật không nhãn cầu là bệnh về mắt mà trẻ mắc phải từ trước khi sinh ra. Trẻ có thể không có nhãn cầu một bên hoặc cả hai bên. Đây là dị tật bẩm sinh rất hiếm gặp.
Các nghiên cứu đã báo cáo rằng tật không nhãn cầu xuất hiện ở 3 trên 100.000 trẻ sinh ra. Cha mẹ có con mắc tật không nhãn cầu thì có 1 phần 8 khả năng sẽ sinh con tiếp theo mắc tật không nhãn cầu.
Có hai dạng tật không nhãn cầu gồm:
Những triệu chứng của tật không nhãn cầu bao gồm suy giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn. Một số bệnh về mắt khác có thể đi kèm gồm:
Tật không nhãn cầu có thể xảy ra chung với các tình trạng bệnh lý bẩm sinh khác như dị tật bàn tay và bàn chân (như dị tật nhiều ngón), dị tật mặt và miệng (như sứt môi, hở vòm miệng) và các dị tật về trí tuệ. Ngoài ra, tật không nhãn cầu có thể là một phần của một hội chứng bẩm sinh như hội chứng Aicardi, hội chứng Charge, hội chứng mắt nhỏ Lenz.
Nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra và tư vấn.
Hiện nay hầu hết các bác sĩ đều không biết nguyên nhân gây ra tật không nhãn cầu. Tình trạng này có thể được gây ra bởi:
Ngoài ra các chuyên gia cho rằng sự tương tác giữa gen và các yếu tố khác như những chất độc hại trong môi trường cũng có thể gây tật không nhãn cầu.
Tật không nhãn cầu có thể do đột biến gen, bất thường nhiễm sắc thể, hoặc tác động của yếu tố môi trường (nhiễm trùng, tiếp xúc hóa chất) trong thai kỳ.
Tật không nhãn cầu có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là suy giảm thị lực, khả năng định hướng và tương tác xã hội. Người mắc tật này thường cần hỗ trợ bằng các công cụ như mắt giả, thiết bị hỗ trợ thị giác và có thể phải phục hồi chức năng để phát triển các kỹ năng thích nghi với cuộc sống hàng ngày.
Những người có nguy cơ cao bị tật không nhãn cầu bao gồm:
Tật không nhãn cầu thường cần can thiệp phẫu thuật, chủ yếu là để lắp mắt giả nhằm cải thiện thẩm mỹ và hỗ trợ sự phát triển bình thường của hốc mắt và khuôn mặt. Các phẫu thuật thường được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ để hốc mắt có thể phát triển bình thường, sau đó có thể cần điều chỉnh mắt giả theo thời gian khi trẻ lớn lên.
Tật không nhãn cầu có thể di truyền trong một số trường hợp. Đột biến gen liên quan đến sự phát triển mắt như SOX2, PAX6,... có thể được truyền từ cha mẹ sang con. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều do di truyền, vì nó cũng có thể do yếu tố môi trường hoặc bất thường nhiễm sắc thể xảy ra ngẫu nhiên.
Hỏi đáp (0 bình luận)