Long Châu

Thoát vị đùi là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thoát vị đùi là thoát vị thông qua đường đi chứa các mạch máu lớn (động mạch và tĩnh mạch đùi) giữa bụng và đùi. Loại thoát vị này gây ra một khối phồng ở đùi trên ngay dưới bẹn và thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Thoát vị đùi là gì? 

Thoát vị đùi là các tạng trong ổ bụng chui qua vùng cơ yếu ở tam giác Scarpa xuống mặt trước đùi. Đây là loại thoát vị mắc phải, chủ yếu gặp ở nữ và tỷ lệ bị nghẹt chiếm rất cao.

Dựa vào mức độ thoát vị, chia thoát vị đùi làm hai loại:

Thoát vị không hoàn toàn: Tạng chui xuống tam giác Scarpa, ra trước đùi, nằm dưới cân sàng.

Thoát vị hoàn toàn: Tạng chui qua lỗ bầu dục, nằm trước cân sàng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đùi

Triệu chứng chính thoát vị đùi là xuất hiện khối phình to ở đùi, đặc biệt khi đi lại nhiều và khi duỗi chân. Khối phình này có thể to hơn khi đứng lên, nhỏ hơn khi nằm và gây đau trong mặt đùi.

Có thể có phù một chân về chiều.

Nếu chỗ phình này càng to hơn và đau nhiều hơn sẽ dẫn đến thoát vị nghẹt. Triệu chứng của thoát vị nghẹt là buồn nôn, nôn, đau, nhịp tim nhanh và táo bón nặng.

Tác động của thoát vị đùi đối với sức khỏe 

Thoát vị có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, trong đó thoát vị đùi là bệnh lý nguy hiểm, tiến triển nhanh và để lại nhiều biến chứng. Do đó cần sớm nhận biết triệu chứng và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp để sớm ổn định sức khỏe, hạn chế nguy cơ tái phát.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh thoát vị đùi 

Thoát vị nghẹt là biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất. Thoát vị kẹt (tạng thoát vị chui xuống nhưng không đẩy lên được). Chấn thương thoát vị (khối thoát vị xuống tương đối thường xuyên và bị chấn thương gây dập vỡ các tạng bên trong).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu có cơn đau đáng kể tại vị trí thoát vị. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy thoát vị đang bị giam giữ hoặc bị siết chặt. Đi khám bác sĩ nếu bạn thấy một khối u mới, không đau hoặc sưng ở vị trí thường xảy ra thoát vị.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đùi

Một số trường hợp thoát vị đùi là bẩm sinh nhưng đến giai đoạn trưởng thành mới bắt đầu biểu hiện triệu chứng và các trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Một số nguyên nhân gây ra thoát vị đùi:

Cơ thành bụng yếu do mang thai nhiều lần.

Khung chậu co giãn ít trong quá trình sinh đẻ

Thừa cân, ho nhiều, táo bón, gắng sức khi đại tiện hoặc nâng vật nặng lên.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải thoát vị đùi?

Đối tượng có nguy cơ mắc thoát vị đùi:

  • Nữ giới thường bị thoát vị đùi nhiều hơn nam giới.
  • Người có tiền sử gia đình bị thoát vị đùi.
  • Người bị xơ nang, bị bệnh về phổi.
  • Ho mãn tính, hút thuốc lá nhiều.
  • Táo bón mãn tính dẫn đến gắng sức khi đi cầu.
  • Người bị tăng cân.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải thoát vị đùi

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đùi:

  • Nữ giới;
  • Tiền sử gia đình bị thoát vị đùi;
  • Xơ nang, bị bệnh về phổi;
  • Ho mãn tính, hút thuốc lá;
  • Táo bón mãn tính;
  • Tăng cân;
  • Mang thai nhiều lần.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thoát vị đùi

Hầu hết mọi người phát hiện ra thoát vị khi thấy một khối phồng. Tuy nhiên bác sĩ của bạn sẽ tìm thấy khối thoát vị nhỏ khi kiểm tra định kỳ bằng cách thăm khám. Bác sĩ yêu cầu bạn căng cơ hoặc ho (đặc biệt khi đứng), có thể làm  khối phồng dễ nhìn hoặc sờ thấy.

Trong trường hợp không tìm thấy thoát vị khi thăm khám, bác sĩ có thể đề nghị chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc siêu âm vùng bụng. Ngoài ra có thể thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu.

Phương pháp điều trị thoát vị đùi hiệu quả

Điều trị thoát vị truyền thống: Bác sĩ phẫu thuật rạch một đường dài vài inch gần chỗ thoát vị. Khi nhìn thấy rõ phần cơ thể bị thoát vị, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đẩy nó trở lại đúng vị trí. Sau đó, chỗ thoát vị hoặc lỗ trên thành bụng được khâu lại. Cuối cùng, vết rạch da bên ngoài được đóng lại bằng chỉ khâu.

Các bác sĩ phẫu thuật thường sử dụng một miếng dán lưới tổng hợp để điều chỉnh thoát vị. Những miếng lưới này có thể làm giảm căng thẳng khi sửa chữa. Chúng cũng có thể làm giảm đau và giảm khả năng thoát vị quay trở lại. Tuy nhiên, các miếng dán dạng lưới có thể làm tăng khả năng để lại sẹo hoặc nhiễm trùng.

Điều trị thoát vị bằng phương pháp nội soi: Trong quá trình sửa chữa bằng phương pháp nội soi, một loại khí vô hại được bơm vào bụng để làm phồng. Điều này giúp bác sĩ có nhiều không gian hơn để làm việc và có tầm nhìn tốt hơn.

Tiếp theo, ống nội soi được đưa vào qua một vết rạch nhỏ ở rốn. Các dụng cụ phẫu thuật khác được đưa vào qua một số vết rạch nhỏ khác ở bụng (dụng cụ để cắt và ghim). Một camera trên kính nội soi truyền hình ảnh từ ổ bụng của bạn đến một màn hình quan sát. 

Bác sĩ phẫu thuật nhẹ nhàng kéo phần cơ thể bị thoát vị trở lại đúng vị trí của nó. Sau đó, họ sẽ đặt một miếng dán lưới lên chỗ yếu trên thành bụng. Miếng dán được cố định bằng kim bấm, kẹp phẫu thuật hoặc chỉ khâu. Khi kết thúc liệu trình, bụng của bạn đã xẹp xuống. Các vết mổ nhỏ được đóng lại bằng chỉ khâu hoặc băng phẫu thuật.

Phương pháp chữa thoát vị háng truyền thống dễ thành công hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi ít gây đau và thường cho phép mọi người trở lại các hoạt động bình thường nhanh hơn.

Sửa chữa thoát vị truyền thống có thể được thực hiện với bệnh nhân dưới gây tê cục bộ. Nhưng sửa chữa bằng phương pháp nội soi cần gây mê toàn thân.

Sau phẫu thuật, bạn sẽ được theo dõi sát sao và dùng thuốc giảm đau. Hầu hết mọi người hồi phục trong vòng vài giờ và có thể về nhà ngay trong ngày.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị đùi

Chế độ sinh hoạt:

Sau quá trình điều trị, thoát vị đùi có thể tái phát nhiều lần do thói quen sinh hoạt, làm việc không đảm bảo khoa học của người bệnh. Do đó, mỗi cá nhân cần tuân thủ một số quy tắc sau đây nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, sử dụng thuốc, sinh hoạt và làm việc sau phẫu thuật.

Hạn chế mang vác vật nặng, làm việc và chơi các môn thể thao quá sức. Trong trường hợp cần khuân vác các vật nặng phải đảm bảo yếu tố an toàn.

Thăm khám sức khỏe định kỳ, nếu xuất hiện biến chứng bất thường sau phẫu thuật, cần sớm liên hệ bác sĩ để được tiến hành kiểm tra.

Chế độ dinh dưỡng:

Giữ cân nặng ở mức phù hợp, ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày.

Phương pháp phòng ngừa thoát vị đùi hiệu quả

Giảm cân rất hữu ích nếu bạn thừa cân. Nếu bạn thường xuyên phải căng thẳng khi đi tiêu, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm mềm phân hoặc tư vấn thay đổi chế độ ăn uống  nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn.

Nguồn tham khảo
  1. Drugs.com: https://www.drugs.com/health-guide/hernia-repair.html

  2. Msdmanuals: https://www.msdmanuals.com/professional/gastrointestinal-disorders/acute-abdomen-and-surgical-gastroenterology/hernias-of-the-abdominal-wall

Các bệnh liên quan

  1. Paget xương

  2. Hẹp khe khớp háng

  3. Xơ cứng xương

  4. Xương thủy tinh

  5. Loãng xương ở nam

  6. Viêm khớp tay

  7. Viêm gân bánh chè

  8. Hội chứng rung giật cơ lành tính

  9. viêm khớp cấp

  10. U xương