Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Hà Phương
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Chảy máu tai là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý khác nhau như nhiễm trùng và chấn thương. Việc điều trị chảy máu tai phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm điều trị nội khoa và cả ngoại khoa. Một số biện pháp phòng ngừa có thể được thực hiện để ngăn ngừa tình trạng chảy máu tai.
Chảy máu tai là tình trạng máu xuất hiện bên trong tai hoặc chảy từ tai của bạn. Đây là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau. Chảy máu tai có thể xảy ra ở phần bên ngoài, giữa hoặc bên trong tai của bạn.
Chảy máu tai là một triệu chứng và dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu tai mà bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:
Chảy máu tai thường không dẫn đến biến chứng, nhưng nguyên nhân gây chảy máu tai có thể dẫn đến các vấn đề tiềm ẩn lâu dài. Những nguy cơ đáng chú ý của chảy máu tai nếu không được điều trị bao gồm:
Nếu tai bạn bị chảy máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây chảy máu để bác sĩ có thể điều trị cho bạn đúng cách.
Đặc biệt, nếu bạn bị chảy máu tai sau một tai nạn hoặc sau chấn thương vùng đầu, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện cấp cứu ngay nếu bạn có thêm bất kỳ triệu chứng sau:
Có nhiều nguyên nhân có thể gây chảy máu tai.
Vết thương nhỏ hoặc vết cắt ở tai
Nếu bạn gãi tai bằng móng tay hoặc nhét tăm bông quá sâu, bạn có thể khiến tai bị chảy máu. Thường gây chảy máu từ tai ngoài và bạn sẽ không có triệu chứng nào khác ngoài cảm giác đau nhẹ ở vị trí vết thương.
Nhiễm trùng tai
Vi khuẩn hoặc virus ở tai giữa có thể gây nhiễm trùng tai. Điều này làm cho tai giữa của bạn bị sưng lên và dịch tích tụ phía sau màng nhĩ. Áp lực do sự tích tụ có thể làm vỡ màng nhĩ và dịch hoặc máu có thể rò rỉ ra ngoài.
Nếu nhiễm trùng tai là nguyên nhân gây chảy máu, bạn cũng có thể có các triệu chứng như đau tai, nghẹt mũi, mất thính lực nhẹ và sốt.
Dị vật trong tai
Tăm bông, đồ chơi hoặc bất kỳ vật nhỏ khác mắc vào tai bạn và gây thương tích. Trẻ em có nhiều khả năng cho vật gì đó vào tai nhất. Các triệu chứng khác khi có dị vật trong tai bao gồm đau và giảm thính lực.
Thay đổi áp suất nước hoặc không khí
Sự thay đổi áp suất đột ngột, chẳng hạn như khi bạn hạ cánh trên máy bay hoặc đi lặn biển, sẽ kéo màng nhĩ vào và gây ra cảm giác ngột ngạt và đau đớn. Nó có thể dẫn đến chấn thương mà các bác sĩ gọi là chấn thương khí áp.
Nếu sự thay đổi áp suất nghiêm trọng, màng nhĩ của bạn có thể bị rách. Dịch hoặc máu có thể chảy ra từ tai.
Các triệu chứng khác của chấn thương khí áp bao gồm đau tai, cảm giác như tai bạn bị nghẹt, chóng mặt, mất thính lực hoặc ù tai.
Thủng màng nhĩ
Màng nhĩ là màng bảo vệ tai giữa của bạn khỏi vi khuẩn. Khi màng này rách, nó có thể chảy máu. Tiếng ồn quá lớn, nhiễm trùng tai nặng và chấn thương đều có thể gây thủng màng nhĩ. Màng nhĩ cũng có thể bị thủng do thay đổi đột ngột áp suất không khí như khi đi máy bay hoặc lặn biển.
Khi màng nhĩ bị thủng, bạn có thể có dịch chảy ra từ tai trong, chứa đầy mủ hoặc có máu. Bạn cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như đau tai xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh chóng, ù tai, mất thính lực, chóng mặt.
Chấn thương
Một tai nạn hoặc bị đánh vào đầu có thể gây chảy máu trong và chấn thương tai. Chấn thương đầu nghiêm trọng có thể gây đau đầu và các triệu chứng khác:
Ung thư tai
Rất hiếm gặp, thường bắt đầu như ung thư da ở tai ngoài. Nếu bạn không điều trị, nó có thể lan đến ống tai và sâu hơn vào tai. Nếu ung thư là nguyên nhân gây chảy máu tai, bạn cũng có thể có những triệu chứng sau:
Nếu chảy máu tai chỉ do một vết xước nhẹ hoặc mụn nhỏ bên ngoài, thì thường không gây nguy hiểm và bạn có thể tự chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn y tế. Tuy nhiên, nếu chảy máu tai kèm theo các triệu chứng khác, bạn cần phải điều trị chuyên khoa ngay để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Trong trường hợp khẩn cấp, khi chảy máu tai xảy ra sau một chấn thương mạnh (như va đập đầu hoặc tai nạn), nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng có thể trở nên nguy kịch, thậm chí dẫn đến tử vong.
Xem thêm thông tin: Chảy máu tai có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp, chảy máu tai không nghiêm trọng và có thể tự ngừng sau một thời gian ngắn, thường là do vết xây xát nhẹ. Tuy nhiên, nếu vết rách sâu, cần sơ cứu đúng cách để ngăn ngừa nhiễm trùng và mất máu. Nếu chảy máu xảy ra trong ống tai, cần can thiệp y tế kịp thời. Máu trong tai để quá lâu mà không được xử lý có thể khô lại, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu hoặc giảm thính lực. Việc tự chăm sóc không đúng cách có thể làm tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nếu sau tai nạn, chảy máu chỉ do trầy xước ngoài da, thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu máu chảy bên trong ống tai, đặc biệt là khi ngã và đầu va đập mạnh xuống đất, thì nạn nhân có thể gặp nguy cơ chấn thương sọ não và cần phải được cấp cứu ngay.
Chảy máu tai thường không quá nghiêm trọng nếu chỉ là do rách da hay trầy xước bên ngoài. Tuy nhiên, nếu chảy máu tai đi kèm các triệu chứng như chảy dịch, đau nhức, ù tai, hoặc giảm thính lực, có thể tai đã bị nhiễm trùng hoặc thủng màng nhĩ. Nếu tai chảy máu sau tai nạn hoặc chấn thương vùng đầu, kèm theo chảy máu mũi, cần đưa người bệnh đến cấp cứu ngay vì đó có thể là dấu hiệu của chấn thương sọ não.
Nếu chảy máu tai xuất phát từ bên trong tai, hãy lấy bông sạch để thấm máu rỉ ra. Nếu máu chảy ra từ tai ngoài, hãy ấn mạnh vào vị trí chảy máu để cầm máu. Nếu máu không cầm, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe.