Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Chân răng là gì? Chân răng có cấu tạo và chức năng như thế nào?

Ngày 24/03/2024
Kích thước chữ

Chân răng là một trong những bộ phận cấu thành nên một chiếc răng hoàn chỉnh. Nhờ có chân răng mà răng mới có thể đứng vững để nhai thức ăn. Vậy chân răng có chức năng cụ thể như thế nào?

Chân răng mặc dù là bộ phận nhỏ bé nhưng đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống răng miệng của chúng ta. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chân răng cũng như chức năng của chúng nhé.

Chân răng là gì?

Chân răng là phần dưới của răng, chân răng nối liền với lợi và chìa ra khỏi nướu. Chân răng thường dài hơn thân răng và bằng mắt thường không thể thấy được do chúng cắm sâu trong xương ổ răng của răng hàm. Số lượng chân răng của mỗi răng tùy thuộc vào loại răng và vị trí răng trên hàm, cụ thể:

Răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn là răng có nhiệm vụ ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng của bạn suốt đời. Các răng có một chân răng bao gồm: Răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ ở hàm dưới và răng hàm nhỏ thứ hai ở hàm trên. Các răng có hai chân gồm răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên, răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai ở hàm dưới. Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai ở hàm trên có ba chân răng gồm hai chân ngoài và một chân trong. Răng có số chân răng bất thường là răng khôn.

chan-rang-la-gi-chan-rang-co-cau-tao-va-chuc-nang-nhu-the-nao 1.jpg
Số lượng chân răng của mỗi răng tùy thuộc vào loại răng và vị trí răng trên hàm

Răng sữa

Răng sữa hay còn được gọi là răng nguyên thủy hay răng trẻ em. Đây là răng đầu tiên mọc trong miệng trẻ. Các răng sữa và răng nanh là răng có một chân. Răng hàm dưới là răng có hai chân bao gồm một chân xa và một chân gần. Răng hàm trên là các răng có ba chân răng bao gồm hai chân ngoài và một chân trong. Chân răng sữa dài và mảnh, tách nhau ở gần cổ răng và càng tách xa hơn về phía chóp vì vậy chân răng sữa dễ bị lung lay hơn răng vĩnh viễn.

Cấu tạo của chân răng

Chân răng gồm có ba bộ phận gồm: Xi-măng gốc răng, ngà răng và tủy răng.

  • Xi-măng gốc răng: Là một lớp xương do mô liên kết tạo ra bọc mặt ngoài gốc răng có nguồn gốc trung bì, là chỗ bám cho dây chằng nha chu nối răng và xương ổ, nằm phía ngoài cùng của chân răng.
  • Ngà răng: Là lớp cứng và dày nằm bên trong xi-măng gốc răng. Ngà răng không lộ ra ngoài mà được men răng che phủ hoàn toàn. Ngà răng có các mạch máu và dây thần kinh chạy qua nên nhạy cảm với các yếu tố tác động bên ngoài như thức ăn quá nóng hoặc đồ uống quá lạnh. Nếu ngà răng không được bảo vệ sẽ bị lộ ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh.
  • Tủy răng: Phần tủy răng nằm ở thân răng được gọi là buồng răng, phần nằm dưới chân răng gọi là ống tủy. Tủy răng chứa các mạch máu và dây thần kinh để nuôi sống răng. Khi răng bạn có vấn đề bệnh răng miệng như sâu răng tiến vào buồng tủy sẽ gây viêm tủy, nhiễm trùng tủy gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng. Nếu bạn không chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lây lan xuống gây viêm mô tế bào, áp xe răng hoặc viêm khớp răng.
chan-rang-la-gi-chan-rang-co-cau-tao-va-chuc-nang-nhu-the-nao 2.jpg
Chân răng bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng

Chân răng có chức năng gì?

Mặc dù chân răng được coi là một phần nhỏ trong hệ thống răng miệng nhưng lại có chức năng vô cùng quan trọng trong việc duy trì chức năng của răng. Một số chức năng của răng có thể nhắc đến như:

Tạo nên cấu trúc tổng thể của răng

Ngoài đóng vai trò trong việc duy trì sự ổn định của răng, chân răng còn có chức năng hỗ trợ cấu trúc tổng thể của răng. Chân răng được bao quanh bởi các dây chằng nha chu, nối chân răng vào xương ổ răng giúp răng được giữ cố định, đứng vững trên cung hàm, tránh việc răng bị lung lay hoặc lệch lạc.

Truyền lực trong việc ăn nhai

Trong quá trình ăn nhai, áp lực tạo trên bề mặt răng và chân răng chịu trách nhiệm chịu đựng áp lực này và truyền xuống xương hàm. Việc này giúp phân phối lực đều trên các điểm tiếp xúc giữa răng hàm trên và hàm dưới, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương răng và xương hàm do tập trung lực tại một điểm.

chan-rang-la-gi-chan-rang-co-cau-tao-va-chuc-nang-nhu-the-nao 3.jpg
Chân răng có chức năng truyền lực ăn nhai trong quá trình ăn

Tạo điểm tiếp xúc

Điểm tiếp xúc do chân răng tạo ra không chỉ hỗ trợ quá trình ăn nhai mà còn có ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện, tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, điểm tiếp xúc cũng có vai trò trong việc ổn định hàm, tránh tình trạng bị sụp miệng hay đau răng.

Tạo tính thẩm mỹ

Chân răng còn là yếu tố tạo nên một nụ cười đẹp và rạng rỡ. Khi bạn sở hữu một hàng chân răng thẳng hàng và trắng sáng không chỉ tạo ấn tượng tích cực khi cười mà còn giúp khuôn mặt bạn trở nên hiền hòa và xinh đẹp hơn.

Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc miệng

Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc miệng khỏi những tổn thương là một trong những chức năng quan trọng của chân răng. Trong quá trình ăn nhai thức ăn, chân răng không chỉ giữ vững răng mà còn giúp phân phối lực trên bề mặt răng rồi truyền dẫn lên xương hàm. Điều này giúp ngăn chặn các va đập mạnh lên niêm mạc miệng, giảm các nguy cơ tổn thương răng và viêm nhiễm.

Bệnh lý liên quan đến chân răng phổ biến là gì?

Bệnh lý liên quan phổ biến nhất của chân răng là viêm chân răng. Đây là một trong những biến chứng của nhiễm trùng răng miệng. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm chân răng là do chúng ra vệ sinh răng chưa thực sự tốt gây ảnh hưởng đến nướu.

Chân răng là gì? Chân răng có cấu tạo và chức năng như thế nào? 4
Viêm chân răng là bệnh lý phổ biến liên quan đến chân răng

Một số triệu chứng khi bị viêm chân răng có thể nhận biết bao gồm: Nướu đổi màu chuyển sang màu đỏ thẫm, bị đau nhức ở gốc răng, hơi thở có mùi hôi, chân răng bị chảy máu, tùy trường hợp có thể xuất hiện hiện tượng sốt, mệt mỏi hoặc đau nhức cơ khớp. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng khác như răng tách ra khỏi nướu, tổn thương khoang miệng, viêm nha chu, răng dễ bị gãy rụng, ảnh hưởng chức năng ăn nhai hoặc thậm chí gây biến chứng lên vùng xoang hàm, mặt, não gây nhiễm trùng huyết.

Một số lưu ý trong việc chăm sóc răng miệng

Để có một hàm răng chắc khỏe thì đầu tiên bạn phải sở hữu những chân răng khỏe mạnh. Dưới đây là một số lưu ý trong việc chăm sóc răng miệng như sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách đánh răng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần đánh răng từ 2 - 3 phút, chà kỹ trên từng bề mặt răng để loại trừ các mảng bám trên răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn hoặc mảng bám mà bàn chải đánh răng không thể tác động tới được.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, tinh bột, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ để hạn chế tình trạng sâu răng.
  • Không nên sử dụng thực phẩm quá cứng để hạn chế tác động mạnh lên răng.
  • Không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột chẳng hạn như vừa ăn thức ăn nóng chuyển qua nhai thức ăn lạnh sẽ khiến răng bị tổn thương.
  • Đến nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám khi răng miệng xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc có các triệu chứng liên quan đến bệnh lý răng miệng để được điều trị kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chân răng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Chân răng mặc dù là bộ phận nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với răng miệng với chức năng giữ cố định răng và nuôi dưỡng răng. Để hạn chế bệnh lý liên quan đến chân răng bạn hãy lưu ý quá trình chăm sóc răng và đến nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng bất thường nhé.

Xem thêm: Kí hiệu sơ đồ răng và cách chia sơ đồ răng theo nha khoa ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin