Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thận - Tiết niệu/
  4. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Viêm đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT) là một bệnh nhiễm trùng thường gặp. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn gây bệnh đi vào niệu đạo và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến thận và ứ trệ trong đường tiết niệu gây viêm tại đường tiết niệu.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu cao (viêm thận bể thận), và nhiễm trùng đường tiết niệu thấp, (như viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt). Tuy nhiên, do việc phân định vị trí giải phẫu thực tế lâm sàng có thể tương đối khó khăn, đặc biệt ở trẻ em, bên cạnh đó nhiễm trùng thường lây lan từ vùng này sang vùng khác nên thường được gọi chung là viêm nhiễm đường tiết niệu.

viêm niệu đạo và viêm tuyến tiền liệt là những bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến đường tiết niệu, thuật ngữ UTI thường liên quan nhiều hơn đến viêm thận bể thận và viêm bàng quang.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Khi có triệu chứng, chúng có thể không tương quan với vị trí nhiễm khuẩn của đường niệu vì có sự chồng lấp các triệu chứng; tuy nhiên, có một cái nhìn tổng thể là rất hữu ích.

Trong viêm niệu đạo, các triệu chứng chính là tiểu buốt, chảy dịch niệu đạo, và thường gặp chủ yếu ở nam giới. Chất dịch tiết đó có thể là mủ, dịch trắng, hoặc dịch nhầy. Dịch tiết có đặc điểm như dịch mủ không có sự khác biệt giữa nguyên nhân gây viêm niệu đạo do lậu và không do lậu .

Viêm bàng quang khởi phát thường là đột ngột, điển hình là tiểu nhiều lần, tiểu gấp, và nóng rát hoặc đau khi đi tiểu với một lượng nước tiểu rất ít. Chứng tiểu đêm, đau trên xương mu và đau thắt lưng thường rất phổ biến. Nước tiểu thường đục, và đái máu vi thể (hiếm khi đái máu đại thể) có thể xảy ra. Sốt nhẹ có thể có. Tiểu hơi (tiểu có bọt khí trong nước tiểu) có thể xảy ra khi có nhiễm trùng do dò bàng quang-ruột hoặc dò bàng quang-âm đạo hoặc viêm bàng quang do vi khuẩn sinh hơi.

Trong viêm thận bể thận cấp, các triệu chứng có thể giống như những triệu chứng của viêm bàng quang. 1/3 số bệnh nhân có tiểu dắt và tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, với viêm thận bể thận, các triệu chứng thường bao gồm rét run, sốt, đau vùng hông lưng, đau quặn bụng, buồn nôn, và nôn. Nếu bụng mềm hoặc thành bụng mỏng thỉnh thoảng có thể sờ thấy thận to và đau khi chạm. Vỗ hông lưng dương tính thường xuất hiện ở phía bên bị bệnh. Trong nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em, các triệu chứng thường ít và không điển hình.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu

Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, cao huyết áp, suy thận cấp, suy thận mạn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu

Hầu hết viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn gây ra.

Các căn nguyên không do vi khuẩn gồm nấm thường candida) và mycobacteria, virus ký sinh trùng.

  • Trong nguyên nhân virus thì thường gặp do adenovirus hơn (thường là căn nguyên gây viêm bàng quang chảy máu), những virus khác không có vai trò nhiều trong việc gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
  • Phần lớn ký sinh trùng gây ra viêm đường tiết niệu là do giun lươn, trùng roi, leishmania, sốt rét và sán máng.

Viêm niệu đạo thường gặp như là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

Thường gặp là:

  • Escherichia coli;
  • Proteus mirabilis;
  • Klebsiella;
  • Staphylococus saprophyticus;
  • Pseudomoras aeruginosa;
  • Staphylococus aereus;
  • Chlamydia trachomatis;
  • Mycoplasma genitalium;
  • Trichomonas vaginalis;
  • Candida albicans;
  • Herpes simplex virus;
  • Streptococcus.
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo
  1. Phacdodieutri.com: https://phacdodieutri.com/

  2. Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu.

  3. MSD: https://www.msdmanuals.com/