Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Áp xe thận: Thận xuất hiện ổ mủ xung quanh do có nhiễm trùng

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Áp xe thận là tình trạng thận xuất hiện ổ mủ xung quanh do có nhiễm trùng các mô thận ngoại vi hoặc mô mềm xung quanh thận. Đây là một hiện tượng phổ biến liên quan tới sỏi thận do nhiễm trùng hoặc chân thương. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe thận và làm thế nào để điều trị hiệu quả?

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Áp xe thận là gì? 

Áp xe thận là tình trạng thận xuất hiện ổ mủ xung quanh do có nhiễm trùng các mô thận ngoại vi hoặc mô mềm xung quanh thận. Đây là một hiện tượng phổ biến liên quan tới sỏi thận do nhiễm trùng hoặc chân thương.

Áp xe thận có 2 loại là:

  • Áp xe thận vi thể: Là thể áp xe mà ở nhu mô thận những ổ áp xe chứa đầy mủ. Áp xe thận vi thể ít gặp, nhưng có thể dẫn tới suy thận.

  • Áp xe thận đại thể: Là thể áp xe mà người bệnh có ổ mủ trong các mô thận. Áp xe thận đại thể thường gặp, có thể xảy ra sau viêm thận. Viêm bể thận cấp tính và viêm bể thận gây co mạch.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của áp xe thận

Bệnh áp xe thận có những biểu hiện phổ biến, nếu không chú ý có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số triệu chứng cho biết có thể bạn đã bị áp xe thận là:

  • Sốt kèm theo ớn lạnh;

  • Cơ thể run rẩy khó kiểm soát được;

  • Đổ nhiều mồ hôi;

  • Đau bụng quằn quại;

  • Tiểu tiện đau, nước tiểu có thể bị lẫn máu;

  • Hạ huyết áp; da dẻ nhợt nhạt, thiếu sức sống;

  • Tim đập nhanh và mạnh.

Ngoài ra, một số triệu chứng ít gặp hơn ở bệnh nhân áp xe thận là sụt cân nhanh, cơ thể luôn cảm thấy khó chịu.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh áp xe thận

Áp xe thận là một bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thận.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến áp xe thận

Có nhiều nguyên nhân gây ra áp xe thận như là:

  • Nhiễm khuẩn huyết: Nhiễm trùng ở những cơ quan khác như phổi, phúc mạc sau đó lan vào máu và đi vào mô thận dẫn tới viêm bể thận hay áp xe thận ở bên trong.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Thường là nhiễm trùng niệu đạo, niệu quản hay bàng quang sau đó lan vào thận gây áp xe thận và viêm bể thận.

  • Nhiễm Mycoplasma: Thông thường xảy ra sau khi ghép thận.

  • Sỏi đường tiết niệu: Làm tổn thương ở niệu quản dẫn tới nhiễm trùng sau đó có thể lan vào thận gây áp xe thận.

  • Viêm thận: Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận dẫn tới áp xe thận;

  • Lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hay bàng quang thần kinh.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) áp xe thận?

Áp xe thận là một bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, người cao tuổi, trên 65 tuổi thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) áp xe thận

Các yếu tố làm tăng nguy cơ áp xe thận: 

  • Người cao tuổi, đặc biệt là người trên 65 tuổi.

  • Người bị mắc một số bệnh như: Tiểu đường, bệnh tự miễn, bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

  • Phụ nữ có thai.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán áp xe thận

Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị áp xe thận. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Để tìm kiếm máu, protein hoặc các vi khuẩn có trong nước tiểu.

  • Xét nghiệm máu: Biết được tình trạng của hemoglobin, nồng độ bạch cầu,...

  • Chụp X-quang: Quan sát được kích thước khối áp xe và kiểm tra vùng xung quanh thận có bị tổn thương hay không.

  • Siêu âm: Quan sát khối áp xe xung quanh thận

  • CT và MRI: Kiểm tra xem áp xe nằm trong thận hay ngoài thận.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị áp xe thận hiệu quả

Kháng sinh: Phương pháp điều trị áp xe thận thông thường là sử dụng kháng sinh. Tùy vào tình trạng sức khỏe và loại vi khuẩn được tìm thấy mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liệu lượng cũng như đường dùng cho bệnh nhân.

Thuốc ức chế men chuyển: Nếu bệnh nhân bị áp xe thận kèm theo tăng huyết áp.

Metformin và insulin: Nếu bệnh nhân bị tiểu đường và áp xe thận. 

Dẫn lưu dưới da: Được dẫn lưu từ bên ngoài vào, ống thông được đặt có vai trò dẫn lưu vào tiêm kháng sinh.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của áp xe thận

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa áp xe thận hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

  • Lối sống lành mạnh, khoa học, chế độ sinh hoạt hợp lý.

  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.

  • Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.uptodate.com/
  2. https://www.thehealthboard.com/

Các bệnh liên quan

  1. Các rối loạn tiểu tiện (đái dầm, tiểu đêm, tiểu són)

  2. Suy thận cấp

  3. Phù nề

  4. Bệnh màng đáy mỏng

  5. Bệnh nang tủy thận

  6. Thận ứ mủ

  7. Hẹp động mạch thận

  8. Toan hóa ống thận

  9. Nang niệu quản

  10. Đái máu