Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thận - Tiết niệu/
  4. Bệnh cầu thận

Bệnh cầu thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ Chuyên khoa 1Trương Đình Ti Thi

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, hoàn thành Chuyên khoa 1 Bác sĩ Y Học Gia Đình tại Đại học Y Dược Huế năm 2023. Có 4 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng, hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với vai trò bác sĩ.

Xem thêm thông tin

Bệnh cầu thận (Glomerular Diseases) là tình trạng ảnh hưởng đến các đơn vị lọc của thận. Các triệu chứng của bệnh cầu thận bao gồm nước tiểu có bọt, nước tiểu màu hồng, huyết áp cao, phù mặt, tay hoặc chân. Có nhiều bệnh lý khác nhau có thể dẫn đến bệnh cầu thận, và nguyên nhân hàng đầu là bệnh thận liên quan đến đái tháo đường. Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mục đích là ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương thận.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh cầu thận

Bệnh cầu thận (Glomerular Diseases) là một tình trạng ảnh hưởng đến thận và có thể làm hỏng thận của bạn. Bệnh tấn công các đơn vị lọc của thận, được gọi là cầu thận.

Cầu thận bị tổn thương có thể dẫn đến protein hoặc đôi khi là cả hồng cầu rò rỉ vào nước tiểu. Do đó nước tiểu của bạn có thể sẽ có bọt hoặc có màu hồng. Tình trạng mất protein quá nhiều qua nước tiểu, cụ thể là albumin, sẽ khiến cho bạn bị tích tụ chất lỏng trong cơ thể và dẫn đến sưng mặt, tay, cổ hoặc bàn chân. Trong một số trường hợp, bệnh cầu thận cũng ngăn cản thận loại bỏ các chất thải, khiến chúng bị tích tụ trong máu.

Nhiều bệnh lý khác nhau có thể dẫn đến bệnh cầu thận, trong đó, bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất, ảnh hưởng đến hơn ⅓ dân số trưởng thành ở Mỹ mắc đái tháo đường.

Triệu chứng bệnh cầu thận

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cầu thận

Các triệu chứng của bệnh cầu thận khác nhau và có liên quan đến nguyên nhân dẫn đến bệnh cầu thận. Ở một số người bệnh, các tổn thương ít có thể không hoặc có rất ít triệu chứng. Triệu chứng thường dễ nhận thấy ở những người bị tổn thương nặng hơn. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tăng huyết áp: Có thể mới phát triển hoặc làm nặng hơn tình trạng tăng huyết áp đã được chẩn đoán.
  • Phù: Phù có thể gặp ở nhiều bộ phận trên cơ thể bao gồm bàn tay, mắt cá chân, bàn chân và quanh mắt.
  • Tăng cân: Việc tích tụ chất lỏng trong cơ thể quá nhiều có thể khiến cân nặng của bạn tăng lên.
  • Tiểu đạm: Quá nhiều protein xuất hiện trong nước tiểu, được gọi là tiểu đạm, có thể xuất hiện bong bóng hoặc bọt ở nước tiểu.
  • Tiểu máu: Tiểu máu là tình trạng máu có thể xuất hiện trong nước tiểu, bạn có thể quan sát thấy nước tiểu của mình có màu hồng hoặc màu xá xị.

Khi có một hoặc nhiều những dấu hiệu này, có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh cầu thận.

Bệnh cầu thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Tiểu máu là một trong những triệu chứng của bệnh cầu thận

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cầu thận

Bệnh cầu thận thường tiến triển chậm, không có triệu chứng trong nhiều năm. Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Tăng huyết áp: Tình trạng huyết áp cao.
  • Hội chứng thận hư: Đây là một nhóm triệu chứng cho thấy thận của bạn không hoạt động bình thường. Những triệu chứng này bào gồm có quá nhiều protein trong nước tiểu, giảm albumin trong máu, phù và nồng độ cholesterol trong máu cao.
  • Bệnh thận mạn: Tình trạng mất dần chức năng thận, khi thận của bạn không còn khả năng xử lý và loại bỏ chất thải độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Suy thận: Mất khoảng 85% chức năng thận trở lên, thường dẫn đến các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn và phù nặng hơn.

Trong một số trường hợp, bệnh cầu thận có thể gây suy thận nhanh, có thể dẫn đến lú lẫn và tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi gặp một trong những dấu hiệu ở trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, để có thể hạn chế các tổn thương lên thận và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra như suy thận.

Nguyên nhân bệnh cầu thận

Các nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh cầu thận bao gồm:

  • Bệnh thận đái tháo đường: Đây là một bệnh lý thận diễn ra do đái tháo đường. Lượng đường huyết trong máu cao trong thời gian dài có thể làm hỏng cầu thận của bạn.
  • Xơ hóa cầu thận khu trú từng vùng (FSGS): Đây là một tình trạng hình thành mô sẹo ở cầu thận của bạn. Có một số nguyên nhân dẫn đến xơ hóa cầu thận từng vùng bao gồm yếu tố gen, bệnh tự miễn, béo phì và ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm thận lupus: Viêm cầu thận lupus là bệnh thận do bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây ra. Lupus là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả thận của bạn.
  • Bệnh cầu thận màng: Bệnh cầu thận màng là tình trạng khiến các kháng thể tích tụ ở màng đáy cầu thận, điều này khiến cầu thận trở nên viêm. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh cầu thận màng bao gồm nhiễm trùng, ung thư và bệnh tự miễn.
  • Bệnh thận IgA: Đây là một bệnh tự miễn khiến kháng thể IgA tích tụ trong cầu thận gây viêm và tổn thương cầu thận.
  • Bệnh cầu thận sang thương tối thiểu: Bệnh thận này gây ra những thay đổi ở cầu thận mà chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi.
  • Hội chứng Goodpasture: Đây cũng là một tình trạng tự miễn dịch gây viêm và tổn thương cầu thận, nó cũng có thể ảnh hưởng đến phổi của bạn.
Bệnh cầu thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu của bệnh cầu thận

Một số nguyên nhân khác gây bệnh cầu thận có thể bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, các rối loạn di truyền hay các thuốc gây hại cho thận. Trong một số trường hợp, nguyên nhân chính xác của bệnh cầu thận vẫn chưa được biết rõ.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh bệnh cầu thận

Bệnh cầu thận có thể chia thành mấy loại?

Bệnh cầu thận có thể được chia thành nguyên phát, thứ phát và di truyền; bệnh cầu thận nguyên phát thường không rõ nguyên nhân, bệnh cầu thận thứ phát là tổn thương cầu thận do bệnh hệ thống và bệnh cầu thận di truyền là do di truyền.

Bệnh cầu thận nguyên phát gồm những hội chứng nào?

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng ảnh hưởng đến bệnh cầu thận như thế nào?

Đối tượng nào có nhiều khả năng mắc bệnh cầu thận hơn?

Nguyên tắc điều trị bệnh cầu thận thứ phát là gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)