Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Bệnh thận tắc nghẽn hay tắc nghẽn hệ tiết niệu (Obstructive uropathy) là nguyên nhân quan trọng gây ra suy giảm chức năng thận cấp tính và mạn tính. Giải quyết tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu là một biện pháp thiết yếu của điều trị. Nguyên nhân gây tắc nghẽn thường quyết định phương pháp phẫu thuật.
Bệnh thận tắc nghẽn có thể được định nghĩa rộng rãi là một bất thường về chức năng hoặc cấu trúc của hệ thống tiết niệu gây bít tắc dòng nước tiểu dẫn đến tổn thương thận. Với tỷ lệ mắc là 1,7 trên 1000 người, bệnh thận tắc nghẽn chiếm khoảng 10% tổng số trường hợp mắc bệnh suy thận cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân tắc nghẽn sau thận (sự tắc nghẽn ở niệu quản, bàng quang, niệu đạo) của bệnh thận tắc nghẽn đặc biệt phổ biến ở nhóm trẻ em và người già.
Bệnh tiết niệu tắc nghẽn có thể được phân loại là theo thời gian mắc bệnh là cấp tính hoặc mãn tính, theo sự ảnh hưởng đến thận ở một bên hoặc hai bên, ảnh hưởng đến chức năng thận một phần hoặc toàn bộ, nguyên nhân gây tắc nghẽn từ bên trong hệ thống tiết niệu hoặc bị chèn ép từ bên ngoài.
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến cả đường tiết niệu, sự tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào từ đài thận đến lỗ niệu đạo. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu là phì đại tiền liệt tuyến lành tính, sau đó có thể là rối loạn bàng quang thần kinh. Ở phụ nữ, nguyên nhân thường gặp nhất là khối vùng chậu, trong khi sỏi niệu quản là nguyên nhân chính ở người lớn tuổi và bệnh nhân chỉ có một quả thận.
Các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau tùy theo vị trí, mức độ và tốc độ khởi phát của bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu.
Đau thường gặp khi tắc nghẽn làm căng cấp tính bàng quang, hệ thống góp (tức là niệu quản, bể thận và đài thận) hoặc bao thận. Tổn thương niệu quản trên hoặc thận gây đau vùng hông lưng, trong khi tắc nghẽn niệu quản dưới gây đau bụng dưới và có thể lan đến tinh hoàn cùng bên hoặc môi âm hộ. Vị trí đau của đau thận và niệu quản thường dọc theo cột sống thắt lưng T11 đến T12. Tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản cấp tính (ví dụ sỏi niệu quản làm tắc nghẽn) có thể gây đau dữ dội kèm theo buồn nôn và nôn.
Thận ứ nước đôi khi có thể gây ra khối u có thể sờ thấy ở sườn, đặc biệt ở thận ứ nước nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Vô niệu xảy ra khi tắc nghẽn hoàn toàn ở bàng quang hoặc niệu đạo. Tắc nghẽn một phần ở mức độ đó có thể gây khó khăn khi đi tiểu hoặc dòng nước tiểu bất thường. Trong tắc nghẽn một phần, lượng nước tiểu thường bình thường và hiếm khi tăng. Lượng nước tiểu tăng kèm theo đa niệu và tiểu đêm xảy ra nếu bệnh thận sau đó làm suy giảm khả năng cô đặc và tái hấp thu natri của thận. Bệnh thận kéo dài cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Nhiễm trùng tiểu có thể gây khó tiểu, tiểu mủ, tiểu gấp và tiểu nhiều lần, đau hông lưng, đau góc sườn cột sống, sốt và đôi khi nhiễm trùng máu.
Các triệu chứng của bệnh khiến người mắc khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của họ.
Bệnh thận tắc nghẽn không điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu và tổn thương thận, tình trạng này có thể không thể hồi phục.
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng khiến bạn lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra:
Bệnh thận tắc nghẽn xảy ra khi nước tiểu không thể thoát qua đường tiết niệu. Nước tiểu chảy ngược vào thận và khiến thận bị sưng tấy. Tình trạng này được gọi là thận ứ nước. Bệnh thận tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai quả thận. Nó có thể xảy ra đột ngột hoặc là kết quả của sự tắc nghẽn trong thời gian lâu dài. Nguyên nhân phổ biến của bệnh thận tắc nghẽn bao gồm:
Các nguyên nhân có mức độ phổ biến khác nhau tùy theo độ tuổi:
Sự tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên hệ thống tiết niệu từ đài bể thận đến lỗ niệu đạo. Tại chỗ tắc nghẽn có thể có các rối loạn bao gồm tăng áp lực trong lòng ống, ứ đọng nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc hình thành sỏi. Sự tắc nghẽn phổ biến hơn nhiều ở nam giới (thường là do BPH), nhưng hẹp niệu đạo mắc phải/ bẩm sinh và hẹp lỗ niệu đạo xảy ra ở cả nam và nữ.
Ở nữ giới, tắc nghẽn niệu đạo có thể xảy ra thứ phát do khối u nguyên phát hoặc di căn hoặc do sự hình thành hẹp sau khi xạ trị, phẫu thuật hoặc đặt dụng cụ tiết niệu.
Bệnh thận tắc nghẽn có thể được chia thành bệnh tiết niệu tắc nghẽn cấp tính và bệnh tiết niệu tắc nghẽn mãn tính tùy thuộc vào tốc độ xảy ra.
Tắc nghẽn đường tiết niệu thường là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh thận tắc nghẽn. Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu có thể do sỏi thận, sỏi niệu quản, cục máu đông, bất thường về chức năng và giải phẫu,...
Sau khi chẩn đoán bệnh thận tắc nghẽn, cần điều trị kịp thời nguyên nhân gây bệnh để giảm tắc nghẽn càng sớm càng tốt, ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng, điều chỉnh cân bằng nước và điện giải, bảo vệ chức năng thận.
Nếu bạn bị phù nề và đi tiểu ít, hãy tránh ăn muối và kali. Tránh ăn thức ăn mặn (cá muối, dưa chua,...), thực phẩm giàu kali (tảo bẹ, rong biển,...).
Hỏi đáp (0 bình luận)