Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhiễm giun lươn có nguy hiểm không?

Ngày 10/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Các bệnh nhiễm ký sinh trùng luôn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Trong đó giun lươn là loài ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong số các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa. Vậy giun lươn nguy hiểm đến mức nào và có thể gây ra những biến chứng gì?

Nhiễm giun lươn là một trong những tình trạng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bởi vì chúng có thể tồn tại đến vài năm và tự nhân lên trong cơ thể con người. Theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về độ nguy hiểm của loài ký sinh trùng này. 

Nhiễm giun lươn có nguy hiểm không?

Giun lươn (Strongyloides stercoralis) là loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường da. Sau đó nó di chuyển xuống ruột và ký sinh trong đường tiêu hóa. Kích thước của giun lươn rất nhỏ, chỉ khoảng vài chục micro mét đến milimet. Đặc biệt là nó có thể tồn tại lâu dài trên vật chủ là người, và trong đất. Khi người tiếp xúc với đất có chứa ấu trùng giun lươn, ấu trùng sẽ đi xuyên qua da rồi xâm nhập vào máu, đường hô hấp, tiêu hóa,...Sau đó ấu trùng sẽ sinh sôi nảy nở và di chuyển khắp mọi nơi trong cơ thể, mang theo vô số vi trùng vào các cơ quan mà chúng đi qua. Ước tính chu kỳ sống của giun lươn khi đã trưởng thành có thể kéo dài lên đến 5 năm.

Theo các bác sĩ, tất cả các loại giun sán khác như giun kim, giun đũa, giun móc,... đều không nguy hiểm bằng giun lươn, bởi vì:

  • Giun lươn có kích thước quá nhỏ, không thể nhìn được bằng mắt thường như một số loại giun sán khác.
  • Giun lươn không cần phải ra môi trường bên ngoài để hình thành chu kỳ sinh trưởng, chúng có khả năng phát triển ngay trong cơ thể bệnh nhân.
  • Tồn tại rất lâu trong cơ thể người bệnh và gây ảnh hưởng trực tiếp đến những cơ quan mà chúng di chuyển qua như da, hệ tiêu hóa, phổi, thực quản, hạch bạch huyết...
  • Bệnh giun lươn khó xác định, không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng dẫn đến việc nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Giun lươn ký sinh trong cơ thể gây tổn thương đường ruột, dạ dày, tá tràng và có thể cả ruột non, đại tràng Giun lươn ký sinh trong cơ thể gây tổn thương đường ruột

Giun lươn ký sinh trong cơ thể gây tổn thương đường ruột, dạ dày, tá tràng và có thể cả ruột non, đại tràng. Chúng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như:

  • Giảm hấp thu dinh dưỡng, phù nề.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Sốt nhiễm trùng.
  • Viêm phổi.
  • Suy thận.
  • Viêm màng não, áp-xe não.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Viêm loét dạ dày thực quản.

Thậm chí giun lươn còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân.

Bệnh giun lươn có lây không?

Phương thức lây truyền chính của bệnh giun lươn là qua đường da, niêm mạc Phương thức lây truyền chính của bệnh giun lươn là qua đường da, niêm mạc

Hiện nay, tỷ lệ nhiễm và tái nhiễm bệnh giun lươn khá cao, chiếm khoảng 1-2% dân số. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm giun lươn, tuy nhiên nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao, gồm:

  • Người dùng thuốc ức chế miễn dịch đặc biệt có chứa corticoid.
  • Người bị suy dinh dưỡng, nghiện rượu.
  • Đái tháo đường.
  • Người trải qua ghép tạng.
  • Mắc bệnh ác tính về máu.
  • Giảm Gammaglobulin máu.
  • Tăng Ure máu - nhiễm HTLV-1.

Hiện nay phương thức lây truyền chính của bệnh giun lươn là qua đường da, niêm mạc. Với hình thức lây nhiễm này, chu kỳ phát triển của giun lươn khi thâm nhập vào trong cơ thể người tương tự giun móc hay giun mỏ. Tuy nhiên, giun lươn còn có một đường truyền nhiễm bất thường khác, chính là chu kỳ ngược dòng. Cụ thể, trong một số điều kiện nhất định, ấu trùng giun lươn khi bị dính lại quanh hậu môn sẽ phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ gây nên hiện tượng tự nhiễm lại cho bệnh nhân.

Điều trị giun lươn thế nào?

Để chữa bệnh giun lươn, một số loại thuốc được chỉ định gồm:

  • Ivermectin: Nhóm thuốc này áp dụng cho trường hợp có nhiễm không biến chứng hoặc bệnh nhân xét nghiệm ấu trùng giun lươn có kết quả âm tính. Ivermectin 6mg thường được chỉ định phổ biến hơn Albendazole.
  • Albendazole: Chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu hoặc đang cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol hoặc người có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Khi sử dụng nhóm thuốc này cần thận trọng khi chỉ định điều trị cho người suy gan, suy thận.
Thuốc Opelomin 6Mg có thành phần chính là Ivermectin được chỉ định trong điều trị giun lươn Thuốc Opelomin 6Mg có thành phần chính là Ivermectin được chỉ định trong điều trị giun lươn

Thuốc Opelomin 6Mg có thành phần chính là Ivermectin được chỉ định trong điều trị giun lươn. Bác sĩ khuyến cáo nên dùng một liều Opelomin 6Mg duy nhất 0,2 mg trên 1kg đối với bệnh nhân bị nhiễm giun lươn; đồng thời tiến hành theo dõi xét nghiệm phân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và điều trị hiệu quả, người bệnh cần thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định liều lượng và loại thuốc phù hợp. Bạn có thể tìm mua thuốc Opelomin 6Mg của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV được phân phối độc quyền tại hệ thống nhà thuốc Long Châu trên cả nước.

Để phòng ngừa nhiễm giun lươn, bản thân mỗi người và cộng đồng cần có những biện pháp vệ sinh môi trường như:

  • Quản lý tốt phân, nước, rác.
  • Vệ sinh cá nhân, không phóng uế bừa bãi.
  • Có biện pháp phòng hộ trong lao động và trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt những người phải thường tiếp xúc với đất.

Giun lươn là một trong những loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất. Chính vì vậy nên bạn cần phải có một số biện pháp phòng ngừa giun lươn, đặc biệt là về vấn đề vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh. Nếu cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về sự nguy hiểm của giun lươn.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm