Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thận - Tiết niệu/
  4. Thận nhiễm mỡ

Thận nhiễm mỡ: Nguy cơ và biến chứng

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Thận nhiễm mỡ là một căn bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm và trong một số trường hợp, tử vong có thể xảy ra. Việc phát hiện bệnh thận nhiễm mỡ trong giai đoạn sớm là rất quan trọng để có thể áp dụng các biện pháp điều trị và quản lý bệnh hiệu quả.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung thận nhiễm mỡ

Thận nhiễm mỡ là gì?

Thận nhiễm mỡ hay còn gọi là thận hư nhiễm mỡ là một thuật ngữ được Munk (1913) đưa ra để chỉ một nhóm các triệu chứng bao gồm phù, protein niệu, giảm protein và tăng lipid trong máu, và thận nhiễm mỡ.

Thận nhiễm mỡ là tình trạng mà các tế bào mỡ tích tụ trong ống thận. Đây là một bệnh tự miễn, có nguồn gốc từ hệ thống miễn dịch của cơ thể. So với những người khỏe mạnh, chức năng thận của những người mắc thận nhiễm mỡ sẽ bị suy giảm, dẫn đến mất chất đạm (protein) qua đường tiểu.

Triệu chứng thận nhiễm mỡ

Những dấu hiệu và triệu chứng của Thận nhiễm mỡ

Phù toàn thân

Bệnh nhân bị thận nhiễm mỡ thường gặp tình trạng phù, đặc biệt là phù ở tay và chân. Tình trạng này là do sự tổn thương màng lọc cầu thận, gây gia tăng kích thước các lỗ lọc và mất albumin, chất có tác dụng giữ nước trong mạch máu. Khi albumin bị mất, nước dễ dàng thoát ra ngoài và gây phù toàn thân.

Nếu bệnh không được điều trị, tình trạng phù có thể nặng hơn dẫn đến nguy cơ phù các cơ quan nội tạng như tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, tràn dịch tinh hoàn (đối với nam), nặng nề hơn là phù não.

Thận nhiễm mỡ: Nguy cơ và biến chứng 1.jpeg
Phù chân là một dấu hiệu gợi ý thận của bạn đang bị bệnh

Chán ăn, sụt cân nhanh

Thận có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất độc trong cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, cơ thể không thể loại bỏ chất độc một cách hiệu quả, dẫn đến mệt mỏi và thiếu sức sống. Bệnh nhân thường mất cảm giác ngon miệng và chán ăn, dẫn đến sự sụt cân nhanh chóng.

Đi tiểu ít, nước tiểu vàng sậm

Một trong những biểu hiện của thận nhiễm mỡ là tần suất đi tiểu giảm. Điều này xảy ra do cơ thể bị ứ nước trong tế bào, làm giảm lượng nước tiểu được bài tiết xuống bàng quang. Nước tiểu cũng có màu vàng sánh hơn do lượng nước trong bàng quang ít hơn.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Thận nhiễm mỡ

  • Tăng mỡ máu: Bệnh thận nhiễm mỡ có thể làm tăng hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu bạn. Do chức năng thận lúc này bị suy giảm dẫn đến gan sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt albumin trong máu, từ đó gây ra tăng sản xuất cholesterol và triglyceride, góp phần vào tình trạng tăng mỡ máu. Điều này làm tăng nguy cơ bạn bị bệnh tim mạch và các vấn đề liên quan đến mạch máu.
  • Hình thành cục máu đông: Mất albumin trong máu do suy giảm chức năng thận sẽ khiến bạn tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Protein có tác dụng chống đông, bị mất ra bên ngoài qua quá trình lọc máu không đúng cách ở cầu thận. Tình trạng này tăng khả năng tạo ra các cục máu đông trong tĩnh mạch, gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
  • Tổn thương thận cấp tính: Bệnh thận nhiễm mỡ có thể góp phần gây tổn thương thận cấp tính. Tích tụ mỡ trong mô thận gây viêm nhiễm và tổn thương mô thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận. Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng tổn thương thận cấp tính có thể gây suy giảm hoặc hủy hoại hoàn toàn chức năng thận.
  • Biến chứng bệnh thận mạn và suy thận: Nếu bạn mắc bệnh thận nhiễm mỡ kéo dài trong nhiều năm mà không được điều trị, điều này có thể gây tổn thương mạn tính tại thận và dẫn đến suy thận. Tình trạng này yêu cầu bạn cần được điều trị bằng cách thay thế chức năng thận như chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận từ người hiến tặng để duy trì sự sống.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thận nhiễm mỡ là bệnh lý khó phát hiện sớm trong giai đoạn đầu do bệnh này thường không gây ra những triệu chứng rõ ràng, điều này khiến việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn. Khi bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nêu trên hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa Thận để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Nguyên nhân thận nhiễm mỡ

Nguyên nhân dẫn đến Thận nhiễm mỡ

Bệnh thận nhiễm mỡ có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả nguyên nhân do bản thân bạn và nguyên nhân do bệnh lý. Bao gồm:

Hội chứng thận hư nguyên phát

Nguyên nhân gây thận nhiễm mỡ là từ thận. Chức năng thận bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, và các triệu chứng thường gặp gồm phù toàn thân, tiểu ra nhiều protein (tiểu đạm), giảm protein trong máu và tăng lipid máu.

Hội chứng thận hư thứ phát

Trong trường hợp này, nguyên nhân ban đầu gây bệnh không phải từ thận, nhưng do một bệnh lý ở những cơ quan khác gây tổn thương đến thận từ đó gây tác động tiêu cực cho toàn bộ cơ thể. Đây là trường hợp khi ống thận có dấu hiệu nhiễm mỡ, nhưng chức năng cầu thận vẫn bình thường. Khi xét nghiệm, nồng độ protein (chất đạm) trong máu và niệu tăng cao, và bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng phù nề.

Xuất hiện protein trong nước tiểu

Bình thường, thận sẽ tái hấp thu protein trong quá trình lọc trước khi tạo thành nước tiểu. Vì vậy chỉ có rất ít hoặc không có protein xuất hiện trong nước tiểu. Trong trường hợp bệnh thận nhiễm mỡ, chỉ số protein niệu có thể tăng lên trên 3,5g/24 giờ. Sự dư thừa protein trong nước tiểu có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây phù do ứ nước trong cơ thể.

Lối sống kém khoa học

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh có thể góp phần gây bệnh thận nhiễm mỡ. Việc tiêu thụ thức ăn mặn, dầu mỡ và không có chế độ nghỉ ngơi điều độ có thể tăng áp lực làm việc cho thận và dẫn đến suy giảm chức năng thận.

Thận nhiễm mỡ: Nguy cơ và biến chứng 2.jpeg
Ăn uống không lành mạnh có thể thúc đẩy bệnh thận nhiễm mỡ

Tăng mỡ máu

Mức độ mỡ trong máu tăng có thể làm giảm áp lực keo máu, gây rối loạn tổng hợp protein và dẫn đến tăng lipid trong nước tiểu.

Giảm Albumin máu

Albumin là một loại protein quan trọng trong cơ thể, và mức độ albumin trong máu thường được duy trì ổn định. Nếu mức độ albumin giảm so với mức bình thường, có thể là dấu hiệu của bệnh thận nhiễm mỡ hoặc di chứng từ các bệnh lý khác như viêm thận, viêm cầu thận và xơ cầu thận.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo
  1. Dyslipidaemia in nephrotic syndrome: mechanisms and treatment: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5770189/
  2. Lipid abnormalities in nephrotic syndrome: https://www.uptodate.com/contents/lipid-abnormalities-in-nephrotic-syndrome
  3. Hyperlipidemia due to Nephrotic Syndrome: Its Effects and Effects of Interventions on Atherogenesis, Cardiovascular and Renal Outcomes: https://jofem.org/index.php/jofem/article/view/663/284284458
  4. Dyslipidemia and nephrotic syndrome: Recent advances: https://www.jrnjournal.org/article/S1051-2276(04)00251-1/abstract
  5. Dyslipidemia in nephrotic syndrome: https://www.hippokratia.gr/2018/08/28/dyslipidemia-in-nephrotic-syndrome/

Hỏi đáp (0 bình luận)