Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ngứa mắt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa.

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ngứa mắt là triệu chứng rất thường gặp và chủ yếu gây ra do dị ứng hoặc do tình trạng gọi là khô mắt. Ngoài dị ứng, một số nguyên nhân khác có thể gây ra ngứa mắt như: nhiễm trùng, viêm bờ mi, dị vật lọt vào mắt, đeo lens, loét giác mạc... Ngứa mắt có thể chẩn đoán chỉ bằng dựa vào việc hỏi bệnh sử và thăm khám trên lâm sàng. Đôi khi bác sĩ có thể lấy mẫu dịch tiết, dịch mủ nếu có ở mắt để tìm xem có vi khuẩn hay không. Một số biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp làm giảm nhanh triệu chứng ngứa mắt như chườm lạnh, sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo. Nếu những phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, hãy liên hệ ngay bác sĩ nhãn khoa để giúp xác định các nguyên nhân khác. Nhìn chung thì có thể dự phòng ngứa mắt do nguyên nhân dị ứng bằng việc tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, thường xuyên rửa tay sạch và hạn chế chạm tay lên mắt.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Ngứa mắt là gì? 

Ngứa mắt là một tình trạng rất thường gặp và thường chủ yếu gây ra do dị ứng hoặc do tình trạng gọi là khô mắt. Ngứa mắt có thể kèm theo ngứa mi mắt và sưng phù vùng mi mắt.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ngứa mắt

Một số triệu chứng có thể đi kèm ngứa mắt như: Cảm giác cộm rát mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể kèm hắt hơi, sổ mũi.

Biến chứng có thể gặp khi bị ngứa mắt

Ngứa mắt hầu như không gây ra biến chứng gì nghiêm trọng. Cần lưu ý đến một số dấu hiệu hoặc triệu chứng nặng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm.

Có tình trạng tiết dịch đặc từ mắt, mắt bị dính vào nhau không thể mở mắt.

Giảm thị lực hoặc nhìn mờ, thị lực bất thường như nhìn thấy ám điểm, hào quang.

Ngứa kèm sưng đau mắt nhiều.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến ngứa mắt

Ngứa mắt đa phần gây ra do tình trạng dị ứng. Mắt có thể phản ứng với các tác nhân dị ứng ở môi trường như bụi, phấn hoa, cây cỏ, nấm mốc, da lông của vật nuôi, mạt bụi, khói thuốc lá, nước hoa, hoá chất, khí thải...

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng ngứa mắt như: Nhiễm trùng, viêm bờ mi, khô mắt, dị vật lọt vào mắt, đeo lens, loét giác mạc...

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ bị ngứa mắt?

Người có các bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng.

Người bị ngứa mắt do dị ứng (viêm kết mạc dị ứng) thường mắc bệnh theo mùa.

Yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng ngứa mắt

Yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng ngứa mắt bao gồm:

  • Yếu tố quan trọng nhất là việc thường xuyên đưa tay lên dụi mắt, chà xát mắt có thể khiến mắt tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Ngoài ra, mắt bị chà xát thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương biểu mô giác mạc, gây đau và dẫn đến viêm giác mạc.

  • Nếu bạn đang đeo kính áp tròng, các chất gây dị ứng hoặc vi khuẩn có thể bám vào bề mặt kính và gây ngứa.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ngứa mắt

Ngứa mắt có thể chẩn đoán chỉ cần dựa vào việc hỏi bệnh sử và thăm khám trên lâm sàng. Đôi khi bác sĩ có thể lấy mẫu dịch tiết, dịch mủ nếu có ở mắt để tìm xem có vi khuẩn hay không.

Phương pháp điều trị ngứa mắt hiệu quả

Một số biện pháp điều trị tại nhà hiệu quả nếu ngứa mắt gây ra do dị ứng bao gồm:

  • Chườm lạnh: Với trường hợp ngứa nhẹ do dị ứng, một miếng vải lạnh hoặc miếng gạc chườm lên mắt có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.

  • Nước mắt nhân tạo: Có thể làm giảm các triệu chứng ngứa do khô mắt.

  • Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống chống dị ứng: Đối với một số bệnh nhân, thuốc nhỏ mắt giảm dị ứng hoặc thuốc uống có chứa hoạt chất kháng histamin hoặc chất ổn định tế bào mast có thể làm dịu các triệu chứng. Cần liên hệ với bác sĩ để được kê đơn các thuốc này.

  • Nếu những phương pháp điều trị trên không hiệu quả, hãy liên hệ ngay bác sĩ nhãn khoa để giúp xác định các nguyên nhân khác có thể gây ngứa mắt như: Viêm bờ mi, viêm mí mắt.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngứa mắt

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa ngứa mắt hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tránh tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng từ môi trường như: Đóng các cửa sổ trong xe hơi hoặc ở nhà, đeo kính râm khi đi ra môi trường bên ngoài để tránh tiếp xúc với phấn hoa, tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ các chất gây dị ứng tích tụ trên da, mí mắt, tóc và khuôn mặt của bạn, thay đổi bộ khăn trải giường thường xuyên hơn.

  • Rửa tay sạch: Tay thường mang theo bụi bẩn và vi trùng có thể lây nhiễm sang mắt. 

  • Hạn chế chạm tay vào mắt: Ngứa mắt có thể khó chịu khiến bạn phải dụi mắt. Tuy nhiên, điều này có thể làm triệu chứng nặng hơn và thậm chí có thể làm xước bề mặt mắt. Dùng thuốc trị dị ứng nếu cần.

  • Thận trọng kính dùng kính áp tròng. Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào kính. Nên thay kính áp tròng thường xuyên và ngưng đeo nếu tình trạng ngứa mắt không cải thiện.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/why-are-my-eyes-itchy-answers-from-an-expert.
  2. https://www.webmd.com/eye-health/itchy-eyes-symptoms-causes-treatment.
  3. https://www.healthdirect.gov.au/itchy-eyes.

Các bệnh liên quan

  1. Đau mắt hột

  2. Vẩn đục dịch kính

  3. Viêm kết mạc mắt

  4. Bệnh võng mạc tiểu đường

  5. Viêm võng mạc

  6. liệt dây thần kinh số 4

  7. Đục thủy tinh thể ở người già

  8. Mắt đỏ

  9. U nguyên bào võng mạc

  10. Đau mắt đỏ