Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tai - Mũi - Họng/
  4. Viêm họng

Viêm họng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Viêm họng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến thường gặp gây đau cổ họng. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu và đau rát ở cổ họng, khiến cơ thể mệt mỏi. Việc nắm được những thông tin như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm họng sẽ giúp người bệnh chủ động hơn khi gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và làm thế nào để điều trị viêm họng hiệu quả? Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm họng

Viêm họng là gì?

Viêm họng là tình trạng lớp niêm mạc cổ họng bị viêm nhiễm và tổn thương do sự tác động của các yếu tố khác nhau như vi khuẩn, virus, hóa chất độc hại… dẫn đến cổ họng bị đau rát. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt. Các triệu chứng bệnh lý có thể khởi phát riêng biệt nhưng cũng có thể đi kèm với một số bệnh lý khác như bạch hầu, ho gà, sốt phát ban, viêm amidan,…

Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần, mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh có thể trở nặng nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm họng có thể là dấu hiệu của COVID-19. Vì vậy bạn cần phải kiểm tra thêm các triệu chứng khác để chẩn đoán chính xác rằng bạn có bị Covid-19 không.

Triệu chứng viêm họng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm họng

Các triệu chứng viêm họng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó các biểu hiện của viêm họng có sự khác biệt rõ rệt giữa giai đoạn cấp và mãn tính.

Triệu chứng của viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột và có các triệu chứng điển hình khá cao. Một số biểu hiện thường gặp, bao gồm:

  • Sốt cao từ 39 – 40 độ C, ăn uống kém, đau nhức và ớn lạnh cơ thể;
  • Ho khan;
  • Cảm giác cổ họng bị khô nóng, sau đó thì chuyển sang đau rát và đau nhói, nhất là khi nuốt hoặc ho;
  • Khàn giọng;
  • Chảy nước mũi, ngạt tắc mũi;
  • Khi quan sát niêm mạc họng sẽ nhận thấy cổ họng có màu đỏ, xung huyết và phù nề;
  • Một số trường hợp có thể gây sưng amidan, bề mặt của amidan xuất hiện dịch nhầy có màu trong suốt hoặc phủ bựa trắng;
  • Sung hạch cổ kèm biểu hiện đau nhức;
  • Hạch cổ bị sưng kèm theo biểu hiện đau nhức;
  • Nếu viêm họng do vi khuẩn, bệnh có thể gây đau đầu nhiều, thể trạng mệt mỏi và suy giảm rõ rệt;

Triệu chứng của viêm họng mãn tính

Các biểu hiện bệnh viêm họng mãn tính thường khởi phát chậm nhưng có xu hướng kéo dài dai dẳng. Ở giai đoạn này, các triệu chứng cơ năng thường có mức độ nhẹ và mờ nhạt. Tuy nhiên, biểu hiện thực thể của viêm họng mãn tính khá điển hình và khác biệt rõ rệt ở từng thể riêng biệt.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng mãn tính:

  • Cổ họng bị đau, nóng rát hoặc cảm giác khó chịu.
  • Có cảm giác vướng cổ họng nhất là sau khi ngủ dậy.
  • Người bệnh có thói quen đằng hắng, khạc nhổ để loại bỏ dịch đờm (dịch đờm đặc và dẻo).
  • Khó nuốt, cảm giác bị nghẹn mỗi khi nuốt đồ ăn.
  • Ho nhiều mỗi khi thời tiết chuyển lạnh hoặc vào ban đêm.
  • Thỉnh thoảng bị khàn giọng.
  • Thành họng dày, đỏ có các hạt màu đỏ hoặc hồng và bị nổi cộm nhiều hơn so với vùng niêm mạc ở xung quanh.
  • Tình trạng quá phát lâu dần có thể chuyển sang thể viêm họng teo. Thể bệnh này đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng có màu trắng bệch, nhiều mạch máu nhỏ nhẵn mỏng, eo họng rộng, sau khi dịch nhầy khô sẽ thành vảy và dính vào niêm mạc.

Nhiễm trùng gây đau họng có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng khác, bao gồm: Sốt, ho, nghẹt mũi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm họng

Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nếu viêm họng xảy ra là do hoạt động của vi khuẩn, bệnh sẽ gây ra những biến chứng như:

  • Viêm phế quản;
  • Viêm mũi;
  • Viêm tai;
  • Viêm tấy xung quanh amidan;
  • Viêm cầu thận;
  • Viêm hạch mủ;
  • Nhiễm trùng huyết;
  • Viêm xoang;
  • Viêm thanh quản.

Đối với giai đoạn mãn tính, bệnh lý có thể gây ra các biến chứng như:

  • Viêm amidan cấp tính;
  • Viêm thanh quản mãn tính;
  • Áp xe amidan;
  • Viêm phế quản mãn tính;
  • Suy nhược thần kinh;
  • Suy nhược cơ thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường viêm họng sẽ hết sau vài ngày chữa trị tại nhà. Tuy nhiên sau một vài ngày mà bạn vẫn cảm thấy đau họng, thậm chí là xuất hiện các triệu chứng dưới đây chứng tỏ bệnh đã tiến triển nặng hơn:

  • Đau họng dữ dội và dai dẳng không khỏi;
  • Sốt cao;
  • Khó thở, cứng cổ hoặc chảy nước dãi không cầm được;
  • Có máu trong dịch đờm hoặc trong nước bọt;
  • Bệnh kéo dài trên một tuần;
  • Có khối u ở cổ.

Lúc này, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân viêm họng

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng

Nguyên nhân của viêm họng rất đa dạng từ nhiễm trùng đến chấn thương. Việc tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp chúng ta có thể chủ động hơn khi muốn chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh.

Cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm virus khác

Virus gây ra khoảng 90% trường hợp bệnh. Trong số các loại virus gây viêm họng là:

  • Cảm lạnh thông thường;
  • Bệnh cúm - cảm cúm;
  • Tăng bạch cầu đơn nhân - một bệnh truyền nhiễm lây truyền qua nước bọt;
  • Bệnh sởi - một căn bệnh gây phát ban và sốt;
  • Bệnh thủy đậu - một bệnh nhiễm trùng gây sốt và phát ban ngứa, sần sùi.

Viêm họng và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn

Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm họng. Phổ biến nhất là liên cầu khuẩn, nhiễm trùng họng và amidan do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra.

Dị ứng

Dị ứng cũng là một trong số những tác nhân gây ra viêm họng. Khi bị dị ứng, bệnh nhân không những bị viêm họng mà còn làm khởi phát những bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm kết mạc dị ứng…

Một số tác nhân gây dị ứng có thể kể đến

  • Dị ứng thời tiết;
  • Dị ứng phấn hoa;
  • Dị ứng thức.

Khói thuốc, hóa chất và các chất gây kích ứng khác

  • Thuốc lá và khói thuốc lá khác;
  • Ô nhiễm không khí;
  • Sản phẩm tẩy rửa và các hóa chất khác.

Không khí khô

Không khí khô làm cho miệng và cổ họng của bạn có cảm giác khô và ngứa, thường xảy ra vào mùa đông.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản - ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

Acid làm thực quản và cổ họng của bạn nóng lên, gây ra các triệu chứng như ợ chua và trào ngược acid - trào ngược acid vào cổ họng của bạn.

Khối u

Khối u ở cổ họng là nguyên nhân ít phổ biến hơn gây đau họng. Khi đau họng là dấu hiệu của ung thư, nó sẽ không biến mất sau một vài ngày.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/sore-throat#antibiotics

  2. https://www.medicinenet.com/sore_throat_pharyngitis/article.htm

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm họng

Viêm họng có thể tự khỏi không?

Viêm họng có thể tự khỏi trong nhiều trường hợp, đặc biệt nếu nguyên nhân gây viêm họng là do virus và hệ miễn dịch của cơ thể đủ mạnh để chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu viêm họng kéo dài hoặc không được điều trị đúng cách, nó có thể chuyển thành mãn tính hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Vì sao trào ngược dạ dày gây viêm họng?

Khi nào viêm họng cần đi khám?

Đau họng có nên uống nước dừa không?

Làm sao phân biệt viêm họng do virus và vi khuẩn ở trẻ em?

Hỏi đáp (0 bình luận)