Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tăng bạch cầu đơn nhân không phải là bệnh, đây chỉ là một dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang mắc phải một bệnh lý viêm, nhiễm trùng, nhiễm virus khác. Tăng bạch cầu đơn nhân có thể dễ dàng phát hiện thông qua xét nghiệm máu và cách điều trị tùy thuộc vào bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tăng bạch cầu đơn nhân là gì?

Máu được cấu tạo từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Bạch cầu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong máu (khoảng 1%) nhưng có vai trò rất quan trọng. Có 5 loại bạch cầu:

  • Bạch cầu đơn nhân chiếm 2 – 8% tổng số bạch cầu với số lượng 100 – 700 tế bào/mm3.

  • Bạch cầu lympho chiếm 20 – 40% tổng số bạch cầu với số lượng 1000 – 4000 tế bào/mm3.

  • Bạch cầu trung tính (neutrophil) chiếm 55 – 70% tổng số bạch cầu với số lượng 2500 – 8000 tế bào/mm3.

  • Bạch cầu ái kiềm (basophil) chiếm 0,5 – 1% tổng số bạch cầu với số lượng 25 – 100 tế bào/mm3.

  • Bạch cầu ái toan (eosinophil) chiếm 1 – 4% tổng số bạch cầu với số lượng 50 – 500 tế bào/mm3.

Bạch cầu đơn nhân giúp đánh lại các vi sinh vật lạ (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…) xâm nhập và loại bỏ chúng cơ thể. Tăng bạch cầu đơn nhân là tình trạng số lượng bạch cầu đơn nhân trong máu tăng cao trên 800 tế bào/mm3 (> 10% tổng số bạch cầu).

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tăng bạch cầu đơn nhân

Triệu chứng thường gặp nhất có thể kể đến:

  • Mệt mỏi;

  • Yếu ớt;

  • Sốt;

  • Sưng.

Tác động của tăng bạch cầu đơn nhân đối với sức khỏe 

Tăng bạch cầu đơn nhân thường không gây tác động gì quá lớn đến sức khỏe bệnh nhân. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những triệu chứng do một bệnh khác gây nên có thể bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng bởi một số triệu chứng khác.

Biến chứng có thể gặp khi mắc tăng bạch cầu đơn nhân

Tăng bạch cầu đơn nhân là một triệu chứng có thể gặp phải khi đáp ứng lại các bệnh viêm, nhiễm trùng khác. Do đó, cần điều trị những bệnh lý này để tránh các biến chứng như nhiễm trùng lan rộng hơn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến tăng bạch cầu đơn nhân

Tăng bạch cầu đơn nhân thường do đáp ứng với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng mạn tính hoặc bán cấp. Các trường hợp stress sinh lý cấp, đáp ứng miễn dịch cũng làm tăng bạch cầu đơn nhân. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xảy ra khi đang hồi phục sau một đợt nhiễm trùng cấp hoặc liên quan đến rối loạn máu nguy hiểm như bệnh bạch cầu.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải tăng bạch cầu đơn nhân?

Người đang mắc các bệnh sau:

  • Viêm nội tâm mạc;

  • Bệnh lao;

  • Bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục;

  • Bệnh mạch máu collagen;

  • Bệnh sarcoidosis;

  • Nhiễm trùng đơn bào hoặc ký sinh trùng;

  • Phục hồi tủy xương;

  • Rối loạn huyết học.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tăng bạch cầu đơn nhân

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Tăng bạch cầu đơn nhân, bao gồm:

  • Mắc các bệnh lý viêm mạn tính.

  • Đang bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…

  • Do sử dụng các loại thuốc: Thuốc chống loạn thần ziprasidone, thuốc kích thích dòng bạch cầu hạt (G – CSF)…

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tăng bạch cầu đơn nhân

Xét nghiệm máu, xét nghiệm công thức bạch cầu.

Phương pháp điều trị tăng bạch cầu đơn nhân hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

Tăng bạch cầu đơn nhân chỉ là một triệu chứng, do đó chỉ cần điều trị nguyên nhân gây bệnh, số lượng bạch cầu đơn nhân sẽ trở về mức bình thường.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tăng bạch cầu đơn nhân

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

  • Thường xuyên rèn luyện, tập thể dục cải thiện sức khỏe, chống lại bệnh tật, đặc biệt là khi tuổi tác càng cao.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Nên bổ sung các thực phẩm có nhiều polyphenol, chất chống oxy hóa, chống viêm như các loại hạt (óc chó, hạnh nhân…), trái cây (dâu tây, việt quất, cam, cherry…), cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi…), dầu oliu, cà chua…

  • Tránh sử dụng các loại thịt đỏ, thịt đã qua chế biến (xúc xích, thịt hộp…), carbohydrate tinh chế (bánh ngọt…), đồ chiên, rượu bia, soda và đồ uống có nhiều đường, bơ thực vật, mỡ lợn, chất béo bão hòa.

Phương pháp phòng ngừa tăng bạch cầu đơn nhân hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Có chế độ ăn hợp lý, lành mạnh, nhiều rau củ quả và các chất chống oxy hóa; hạn chế thức ăn đóng hộp chứa chất bảo quản, chất béo bão hòa, thức ăn có nhiều dầu mỡ.

  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để có sức khỏe chống lại những tác nhân gây bệnh ngoài môi trường.

  • Hạn chế hút thuốc lá hoặc bỏ thuốc nếu có thể.

  • Vệ sinh sạch sẽ, luôn rửa tay trước khi ăn.

  • Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để giảm bớt sự căng thẳng quá mức.

Nguồn tham khảo
  1. https://my.clevelandclinic.org/health/body/22110-monocytes
  2. https://www.healthline.com/health/monocytes-high
  3. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-to-know-about-high-monocyte-count
  4. https://www.msdmanuals.com/home/blood-disorders/white-blood-cell-disorders/monocyte-disorders

Các bệnh liên quan

  1. Tăng tiểu cầu

  2. Bệnh Thalassemia

  3. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

  4. Thiếu máu thiếu vitamin

  5. Giả phình mạch

  6. Bệnh Von Willebrand

  7. U bạch huyết

  8. Thiếu máu do thiếu vitamin B12

  9. Thiếu máu thiếu sắt

  10. Nhồi máu phổi