Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Azatadine
Loại thuốc
Thuốc kháng histamin
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 1mg (Đã ngưng sản xuất ở Mỹ và Canada năm 2009)
Thuốc Azatadine dùng trong điều trị:
Thuốc kháng histamine như azatadine cạnh tranh với histamine để tìm vị trí thụ thể histamine H1 trên tế bào tác động. Thuốc kháng histamine đối kháng với các tác dụng dược lý của histamine được trung gian thông qua việc kích hoạt các vị trí thụ thể H1 và do đó làm giảm cường độ của các phản ứng dị ứng và phản ứng tổn thương mô liên quan đến giải phóng histamine.
Azatadine là một dẫn xuất piperidine, kháng histamin an thần kéo dài. Ngoài ra azatadin cũng có đặc tính kháng muscarinic và kháng serotonin.
Hấp thu tốt sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 4 giờ.
Không có thông tin.
Chuyển hóa qua gan.
Thời gian bán thải từ 9 – 12 giờ. Thuốc được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi.
Các thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) như isocarboxazid, phenelzin hoặc tranylcypromin trong 14 ngày qua dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Các thuốc kháng histamin khác: có thể dẫn đến quá liều thuốc kháng histamine.
Thuốc chống lo âu hoặc rối loạn giấc ngủ như alprazolam, diazepam, chlordiazepoxide, temazepam hoặc triazolam.
Thuốc điều trị trầm cảm như amitriptyline, doxepin, nortriptyline, fluoxetine, sertraline hoặc paroxetine.
Thuốc điều trị động kinh Topiramate, Zonisamide có thể dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Chế phẩm dạng rắn chứa kali như kali citrate, clorua kali do làm tăng tác dụng kích thích của kali đối với dạ dày và ruột.
Thuốc giảm đau propoxyphene do tăng các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn và khó tập trung.
Rượu có thể làm tăng buồn ngủ và chóng mặt trong khi đang dùng azatadine.
Đã dùng thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) như isocarboxazid, phenelzine hoặc tranylcypromine trong 14 ngày qua. Tương tác thuốc rất nguy hiểm có thể xảy ra dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Liều Azatadine khuyến cáo điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay: 1-2 mg uống 2 lần/ngày
Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Liều khuyến cáo cho trẻ ≥ 12 tuổi: 1-2 mg uống 2 lần/ngày
Ức chế thần kinh trung ương gây buồn ngủ, chóng mặt.
Bí tiểu cấp tính.
Khô miệng, táo bón, đau thượng vị, buồn nôn, tăng cảm giác thèm ăn.
Hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực.
Nhìn mờ, nhìn đôi, khô mắt.
Khó tiểu, tiểu nhiều, tiểu ít.
Ức chế tủy xương, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản.
Dịch tiết phế quản đặc.
Phản ứng quá mẫn: Phát ban, mày đay
Azatadine có thể gây chóng mặt hoặc buồn ngủ. Do đó cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc
Sử dụng rượu một cách thận trọng do có thể làm tăng buồn ngủ và chóng mặt trong khi đang dùng azatadine.
Không dùng azatadine nếu đã dùng chất ức chế monoamine oxidase (MAOI) như isocarboxazid, phenelzin hoặc tranylcypromin trong 14 ngày qua.
Trước khi dùng thuốc này, hãy cho bác sĩ biết các tình trạng sau:
Nếu trên 60 tuổi khả năng gặp các tác dụng phụ của azatadine càng lớn do đó có thể cần giảm liều.
Azatadine được FDA xếp vào loại B dành cho thai kỳ. Không có dữ liệu trong quá trình mang thai ở người. Azatadine chỉ được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai khi lợi ích cao hơn nguy cơ.
Không có dữ liệu về sự bài tiết của azatadine vào sữa mẹ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với tác dụng của thuốc kháng histamine và các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra ở trẻ bú mẹ. Azatadine không được khuyến khích nếu bạn đang cho con bú.
Thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc vì Azatadine có thể gây chóng mặt hoặc buồn ngủ.
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến lúc dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và chỉ dùng liều kế tiếp theo lịch trình thường xuyên. Không dùng liều gấp đôi thuốc này trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.
Quá liều và độc tính
Các triệu chứng của quá liều azatadine bao gồm cực kỳ buồn ngủ, lú lẫn, suy nhược, ù tai, mờ mắt, đồng tử lớn, khô miệng, đỏ bừng, sốt, run rẩy, mất ngủ, ảo giác và có thể co giật.
Cách xử lý khi quá liều
Liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được xử lý ngay khi gặp phải các phản ứng dị ứng (khó thở; đóng cổ họng; sưng môi, lưỡi hoặc mặt hoặc phát ban).