Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ thần kinh trung ương/
  4. Thuốc kháng viêm không steroid
Thuốc Zengesic Stada điều trị viêm khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp (10 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Stada

Thuốc Zengesic Stada điều trị viêm khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp (10 vỉ x 10 viên)

000082110 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng viêm không steroid

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Quy cách

Hộp 10 Vỉ x 10 Viên

Thành phần

Paracetamol, Diclofenac

Chỉ định

Chống chỉ định

Loét dạ dày tá tràng, Hen phế quản, Suy tim

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

STADA

Số đăng ký

VD-19193-13

Thuốc cần kê toa

Không

Mô tả ngắn

Zengesic do Công ty TNHH Liên doanh Stada Việt Nam sản xuất, có thành phần chính là Paracetamol 500 mg và Diclofenac 50 mg. Thuốc được chỉ định trong hạ sốt, giảm đau, kháng viêm… 

Zengesic đóng gói trong hộp 10 vỉ x 10 viên hoặc hộp 1 chai 100 viên nén bao phim.

Nước sản xuất

Việt Nam
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Zengesic là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Zengesic

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Paracetamol

500mg

Diclofenac

50mg

Công dụng của Thuốc Zengesic

Chỉ định

Thuốc Zengesic được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Kháng viêm, giảm đau trong: Viêm khớp mạn tính, viêm khớp dạng thấp, đau nhức do trật khớp. 
  • Điều trị các rối loạn về cơ xương (viêm gân, bong gân...), bệnh gout cấp, đau hậu phẫu, giảm đau trong cơn quặn thận.
  • Làm giảm các triệu chứng sốt do vi khuẩn, đau nhức như nhức đầu, đau tai, đau răng, đau nhức do cảm cúm.

Dược lực học

Paracetamol

Thuốc giảm đau hạ sốt không gây nghiện, được ưu tiên chọn lựa điều trị đau từ nhẹ đến trung bình. Paracetamol giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau, được dùng điều trị nhức đầu, đau cơ, đau khớp và các triệu chứng thường đi kèm với cảm.

Diclofenac

Dẫn xuất của acid phenylacetic, là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) nguyên thủy. Diclofenac có cấu trúc liên quan với meclofenamat natri, acid meclofenamic và có tác động được lý tương tự các NSAID nguyên thủy khác. Thuốc ức chế sự hình thành mạch máu và làm thoái hóa mạch máu mới sinh trong mô viêm in vivo. Các NSAID được cho là ức chế sự hình thành mạch máu thông qua ức chế cơ chất P hoặc ức chế tác động tạo mạch của prostaglandin E2 (PEG2).

Dược động học

Paracetamol

Paracetamol hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 10 – 60 phút sau khi uống. 

Paracetamol phân bố trong hầu hết các mô của cơ thể. Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ. Thuốc gắn kết với protein huyết tương không đáng kể ở nồng độ điều trị thông thường nhưng tăng lên khi nồng độ thuốc tăng.

Thời gian bán thải khoảng 1 – 3 giờ. Paracetamol chuyển hóa hầu hết qua gan và thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronid và sulfat. Dưới 5% thuốc đào thải dưới dạng paracetamol không đổi. Một chất chuyển hóa thứ yếu do sự hydroxyl (N – acetyl – p – benzoquinoneimin) thường được sinh ra với lượng nhỏ trong gan và thận. Giải độc chất này bằng glutathion nhưng có thể tích lũy khi quá liều paracetamol và gây tổn thương mô. 

Diclofenac

Thuốc hấp thu gần như hoàn toàn khi uống nhưng lại chịu sự chuyển hóa qua gan lần đầu. Do đó, chỉ khoảng 50% thuốc vào vòng tuần hoàn chung dưới dạng không đổi. 

Ở liều điều trị, thuốc gắn kết với protein huyết tương trên 99%. Diclofenac đi vào hoạt dịch, tại đó nồng độ thuốc có thể vẫn còn ngay cả khi nồng độ huyết tương giảm; lượng nhỏ thuốc phân bố vào sữa mẹ. 

Thời gian bán thải cuối cùng khoảng 1 – 2 giờ. Diclofenac bị chuyển hóa thành 4 – hydroxydiclofenac, 5 – hydroxydiclofenac, 3 – hydroxydiclofenac và 4,5 – hydroxydiclofenac. Sau đó, thuốc được thải trừ dưới dạng liên hợp glucuronid và sulfat, chủ yếu trong nước tiểu (60%), mật (35%), dưới 1% thuốc được thải trừ dưới dạng diclofenac không đổi.

Cách dùng Thuốc Zengesic

Cách dùng

Dùng bằng đường uống, uống sau bữa ăn.

Liều dùng

Người lớn

Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Các lần uống cách nhau tối thiểu 4 giờ.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng

Nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, xuất huyết tiêu hoá. Hiếm gặp tiêu chảy, mất phương hướng, kích thích, hôn mê, ngủ lơ mơ, ù tai, ngất choáng và thỉnh thoảng co giật; suy thận cấp tính do nhiễm độc và tổn thương gan.

Xử trí

Điều trị triệu chứng. Trong vòng 1 giờ sau khi uống, có thể dùng than hoạt tính và rửa dạ dày ở người lớn. Các cơn co giật thường xuyên và kéo dài điều trị bằng diazepam tiêm tĩnh mạch.

Acetylcystein là chất giải độc trong điều trị ngộ độc paracetamol. Cũng có thể dùng liệu pháp chống nôn cho bệnh nhân nôn dai dẳng. Có thể dùng các biện pháp khác tùy tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Zengesic, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Paracetamol

Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, đôi khi nặng hơn, có thể có sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Da: Ban. 

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn. 

  • Máu: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.

  • Thận: Bệnh thận, độc thận khi dùng dài ngày.

Hiếm gặp

  • Phản ứng quá mẫn.

Diclofenac

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Toàn thân: Nhức đầu, bồn chồn.

  • Tiêu hóa (5 – 15%): Đau thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, trướng bụng, chán ăn, khó tiêu. 

  • Gan: Tăng transaminase.

  • Tai: Ù tai.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Toàn thân: Phù, dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh hen), choáng phản vệ kể cả tụt huyết áp, viêm mũi.

  • Tiêu hóa: Đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, làm ổ loét tiến triển, nôn máu, đi tiêu ra máu, tiêu chảy lẫn máu. 

  • Thần kinh: Buồn ngủ, ngủ gật, trầm cảm, mất ngủ, lo âu, khó chịu, dễ bị kích thích.

  • Da: Mày đay. 

  • Hô hấp: Co thắt phế quản 

  • Mắt: Nhìn mờ, điểm tối thị giác, đau nhức mắt, nhìn đôi.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Toàn thân: Phù, phát ban, hội chứng Stevens – Johnson, rụng tóc. 

  • Thần kinh: Viêm màng não vô khuẩn.  

  • Máu: Giảm bạch cầu, tiểu cầu; giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu. 

  • Gan: Rối loạn co bóp túi mật, test chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan (vàng da, viêm gan).

  • Tiết niệu: Viêm bàng quang, tiểu ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Zengesic chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với paracetamol, diclofenac, aspirin hay NSAID khác (hen, viêm mũi, mày đay sau khi dùng aspirin). 

  • Loét dạ dày tiến triển.

  • Hen hay co thắt phế quản, chảy máu, bệnh tim mạch, suy thận nặng hoặc suy gan nặng. 

  • Đang dùng thuốc chống đông coumarin. 

  • Suy tim ứ máu, giảm thể tích tuần hoàn do thuốc lợi niệu hay do suy thận, GFR < 30 ml/phút (do nguy cơ gây suy thận). 

  • Người bị bệnh chất tạo keo (nguy cơ xuất hiện viêm màng não vô khuẩn. Cần chú ý tất cả các trường hợp viêm màng não vô khuẩn đều có trong tiền sử một bệnh tự miễn nào đó, như một yếu tố dễ mắc bệnh). 

  • Thiếu hụt men G6PD.

Thận trọng khi sử dụng

Paracetamol

Paracetamol tương đối không độc ở liều điều trị. Đôi khi có những phản ứng da gồm ban rát sần, ngứa, mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, phản vệ ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, bạch cầu và toàn thể huyết cầu đã xảy ra khi dùng những dẫn chất p – aminophenol, đặc biệt khi dùng liều cao kéo dài. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã được báo cáo. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng paracetamol. 

Một số chế phẩm paracetamol chứa aspartam sẽ chuyển hóa trong dạ dày – ruột thành phenylalanin sau khi uống. Thận trọng ở bệnh nhân phenylceton niệu (thiếu hụt gen xác định tình trạng của phenylalanin hydroxylase) và phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể. 

Một số dạng thuốc paracetamol có trên thị trường chứa sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, phản vệ và hen đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn ở một số người quá mẫn. 

Dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, dù thấy nồng độ methemoglobin máu cao nguy hiểm. 

Nên tránh hoặc hạn chế uống rượu do rượu có thể tăng độc tính với gan của paracetamol.

Diclofenac

Thận trọng khi dùng Diclofenac ở các bệnh nhân:

  • Tiền sử loét, chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa.
  • Suy thận, suy gan, lupus ban đỏ toàn thân. 
  • Tăng huyết áp hay bệnh tim có ứ nước hoặc phù. 
  • Tiền sử bệnh gan. Cần theo dõi chức năng gan định kỳ khi điều trị dài ngày bằng diclofenac. 
  • Nhiễm khuẩn. 
  • Tiền sử rối loạn đông máu, chảy máu.
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc
  • Bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi hoặc rối loạn thị giác khi dùng NSAID không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai 

Tránh dùng thuốc trong 3 tháng cuối thai kỳ vì khả năng gây đóng sớm ống động mạch. Tránh dùng thuốc vào những ngày cuối thai kỳ vì có thể gây trì hoãn các cơn co dạ con hoặc làm chậm quá trình sinh. Chỉ dùng diclofenac khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Vì nguy cơ gây hại cho trẻ, phải ngưng dùng thuốc hoặc ngưng cho con bú.

Tương tác thuốc

Paracetamol

Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. 

Cần chú ý khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt. 

Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ độc gan do paracetamol.

Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng men gan, tăng chuyển hóa paracetamol thành những chất độc gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng tăng nguy cơ độc gan, chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Tăng đáng kể nguy cơ độc gan ở người bệnh uống paracetamol nhiều hơn liều khuyến cáo khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời paracetamol liều điều trị và thuốc chống co giật, tuy vậy, phải hạn chế phối hợp 2 thuốc này.

Diclofenac

Không phối hợp diclofenac với các thuốc

Thuốc chống đông đường uống và heparin: Nguy cơ xuất huyết nặng. 

Diclofenac và các NSAID khác có thể làm tăng tác dụng phụ lên thần kinh trung ương của kháng sinh nhóm quinolon, dẫn đến co giật (cần nghiên cứu thêm).

Aspirin, glucocorticoid: Làm giảm nồng độ diclofenac huyết tương, tăng nguy cơ và độ nghiêm trọng tổn thương dạ dày – ruột. 

Diflunisal dùng đồng thời với diclofenac có thể làm tăng nồng độ diclofenac và gây xuất huyết tiêu hóa nặng.

Diclofenac có thể làm tăng nồng độ lithi huyết thanh đến mức gây độc. Nếu phải phối hợp, cần theo dõi bệnh nhân và nồng độ lithi trong máu thường xuyên để phát hiện kịp thời ngộ độc lithi. Cần chỉnh liều lithi trong và sau khi điều trị với diclofenac. 

Diclofenac có thể làm tăng nồng độ digoxin huyết thanh và kéo dài thời gian bán thải của digoxin. Cần định lượng nồng độ digoxin trong máu và giảm liều digoxin nếu dùng đồng thời 2 thuốc này.

Ticlopidin: Dùng cùng diclofenac làm tăng nguy cơ chảy máu.

Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung: Có tài liệu nói dùng diclofenac làm mất tác dụng tránh thai.

Diclofenac làm tăng độc tính methotrexat.

Các thuốc có thể phối hợp diclofenac nhưng cần theo dõi bệnh nhân:

Nguy cơ ngộ độc cyclosporin, cần thường xuyên theo dõi chức năng thận của người bệnh. 

Diclofenac và lợi niệu có thể làm tăng nguy cơ suy thận thứ phát do giảm lưu lượng máu đến thận vì diclofenac ức chế prostaglandin. 

Thuốc chữa tăng huyết áp (thuốc ức chế men chuyển, chẹn β, lợi niệu).

Dùng thuốc kháng acid có thể làm giảm kích ứng ruột bởi diclofenac nhưng lại có làm giảm nồng độ diclofenac huyết thanh. 

Cimetidin làm giảm nồng độ diclofenac huyết thanh nhưng không làm giảm tác dụng chống viêm của thuốc. Cimetidin bảo vệ tá tràng khỏi tác dụng có hại của diclofenac.

Probenecid có thể làm tăng gấp đôi nồng độ diclofenac nếu dùng đồng thời. Điều này có thể tốt ở người bị bệnh khớp nhưng lại có thể gây ngộ độc diclofenac, đặc biệt ở người suy giảm chức năng thận.

Bảo quản

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • CH

    Chị Hạnh

    có sản phẩm nào thay thế zengesic không ạ?
    13/02/2023

    Hữu ích

    Trả lời
    • AnhDD28Quản trị viên

      Chào chị Hạnh,
      Dạ sản phẩm chưa có loại cùng hàm lượng hoạt chất để thay thế. Mong chị thông cảm. Dạ chị có thể sử dụng 1 viên sản phẩm Paracetamol 500mg và 1 viên sản phẩm Diclofenac 50mg để sử dụng ạ. Bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng.
      Thân mến!
      13/02/2023

      Hữu ích

      Trả lời
  • T

    TRÀ

    bn 1 hộp v
    23/08/2022

    Hữu ích

    Trả lời
    • Thaont135Quản trị viên

      Chào bạn Trà !

      Dạ rất tiếc sản phẩm đang tạm hết hàng. Mong Bạn thông cảm. Bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được tư vấn sản phẩm tương tự cùng công dụng.
      Thân mến !

      23/08/2022

      Hữu ích

      Trả lời