Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
16 tuổi có mổ cận được không hay phải chờ đến thời điểm khác phù hợp hơn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi này cùng nhiều thông tin thú vị khác xoay quanh chủ đề cận thị và mổ cận thị.
Nếu như trước đây, bệnh cận thị chỉ được khắc phục bằng cách đeo kính thì ngày nay, tật khúc xạ này có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng phương pháp can thiệp xâm lấn. Vậy phẫu thuật chữa cận thị được thực hiện như thế nào và 16 tuổi có mổ cận được không?
Cận thị là tật khúc xạ rất phổ biến ở lứa tuổi học đường. Bệnh có điểm nhận diện đặc trưng là gặp khó khăn trong việc quan sát vật thể từ xa, chỉ có thể nhìn rõ mặt người, đồ vật ở khoảng cách gần.
Ở người bình thường, hình ảnh mà mắt thu được sẽ định vị ở ngay võng mạc, nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh thị giác. Thế nhưng trong trường hợp này, ảnh của vật sẽ nằm trước võng mạc nên việc quan sát gặp rất nhiều khó khăn.
Về nguyên nhân phát sinh, tật khúc xạ nêu trên có thể xuất hiện vì một trong các lý do sau:
Cận thị bắt gặp nhiều nhất ở học sinh 8 - 12 tuổi. Độ cận thường có xu hướng tăng dần qua thời gian và chững lại ở độ tuổi 18. Hiện nay dựa vào độ cận, người ta chia tật khúc xạ trên thành 3 mức độ, đó là nhẹ (dưới 3 diop), vừa (3 - 6 diop) và nặng (trên 6 diop).
Để chẩn đoán và phân biệt cận thị với các bệnh lý khác, khám mắt chuyên sâu được xem là nguyên tắc cơ bản. Để khắc phục và điều trị, người bệnh thường được chỉ định dùng kính hoặc phẫu thuật (can thiệp xâm lấn).
Khi trẻ bị cận thị mà không có biện pháp hỗ trợ, can thiệp thì trong sinh hoạt hằng ngày cũng như lao động và học tập sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như sau:
Điều đáng nói là với tật khúc xạ này, nếu không có ý thức bảo vệ mắt, không thường xuyên đeo kính thì độ cận sẽ tăng lên rất nhanh chỉ sau thời gian ngắn. Chính vì vậy, điều ba mẹ cần lưu tâm là quan sát, đánh giá thị lực trẻ kết hợp thăm khám mắt định kỳ cho bé. Đặc biệt là trong giai đoạn trẻ bước vào tiểu học.
Như đã nhắc qua ở trên, hiện có hai cách thức can thiệp chính yếu khi bị cận thị, đó là đeo kính và phẫu thuật. Trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn, cho hiệu quả cao và lâu dài.
Khi tiến hành, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để điều chỉnh độ cong giác mạc, giúp người can thiệp có thể nhìn rõ mọi vật mà không cần đến kính.
Ưu điểm của phương pháp này là không hề đau, không chảy máu, thời gian thực hiện chỉ gói gọn trong 10 phút, không cần nghỉ dưỡng và phục hồi thị lực chỉ sau thời gian ngắn. Tuy nhiên sau khi can thiệp thì trong vòng nửa năm, mắt có thể nhạy cảm hơn hoặc dễ bị khô nên cần được chăm sóc cẩn thận và đúng cách.
Để phẫu thuật mắt cận, hiện nay người ta thường lựa chọn một trong ba phương pháp mổ sau đây:
Vì tật khúc xạ này gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hằng ngày nên rất nhiều trẻ tuổi vị thành niên có nhu cầu được mổ cận sớm, nhất là khi bước vào THPT. Vậy trẻ 16 tuổi có mổ cận được không?
Như đã nhắc qua ở trên, từ khi bị cận cho tới năm 18 tuổi, độ cận sẽ có xu hướng tăng dần. Sự biến động chỉ dừng lại khi chúng ta bước sang độ tuổi trưởng thành (tròn 18 tuổi). Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm giác mạc phát triển toàn diện, có kích thước đủ dày để thực hiện các thủ thuật can thiệp.
Ở tuổi 16 tuổi, độ cận vẫn đang trong giai đoạn biến động và sẽ còn tăng lên trong 1 - 2 năm tới. Do đó phẫu thuật ở thời điểm này sẽ vừa khó hạ độ cận, vừa dễ phát sinh nhiều biến chứng do giác mạc chưa phát triển hoàn thiện.
Qua phân tích trên, bây giờ thì bạn đã biết 16 tuổi có mổ cận được không rồi chứ?
Để mắt tăng độ chậm và cải thiện thị lực tốt thì bạn cần chú ý đến những điểm sau:
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “16 tuổi có mổ cận được không?”. Hãy ghi lại những thông tin bổ ích có trong bài viết để ứng dụng khi cần. Chúc bạn luôn vui khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.