Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

6 lời khuyên của chuyên gia về bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ của bạn

Ngày 21/04/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ăn uống lành mạnh không hề khó khăn nếu bạn biết cách. Nó sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn mới về ẩm thực đồng thời giúp cơ thể bạn hoạt động tốt hơn, đảm bảo sức khoẻ hàng ngày. Cùng tham khảo qua 6 lời khuyên của chuyên gia về bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ của bạn nhé!

Dinh dưỡng rất quan trọng để cơ thể hình thành tế bào, hoạt động tốt, bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Ăn lành mạnh không có nghĩa là phải gò bó bản thân, luôn trong tâm lý ăn kiêng, loại bỏ đi các thực phẩm mình yêu thích.

Hãy kết hợp 6 lời khuyên của chuyên gia về bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ của bạn để vẫn ăn những món khoái khẩu của mình mà vẫn đảm bảo sức khỏe nhé!

1. Hạn chế chất béo và bổ sung nhiều chất xơ

Một trong những lời khuyên về một bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ chính là: "Ăn ít chất béo và ăn nhiều chất xơ".

Ăn ít chất béo và ăn nhiều chất xơĂn ít chất béo và ăn nhiều chất xơ là một trong các nguyên tắc để có bữa ăn lành mạnh cho sức khỏe

Lựa chọn chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học với các thực phẩm ít chất béo, giàu chất xơ để giảm năng lượng thừa mà không dẫn tới sự thiếu hụt và cảm giác thèm ăn. Thay vì ăn chất béo, bạn nên thay bằng các chất béo lành mạnh từ các loại thực vật như bơ, hạnh nhân, dầu oliu,…

Hơn nữa, ăn nhiều chất xơ giúp no lâu, đốt cháy mỡ thừa và cho bạn một vóc dáng cân đối. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của khoa học còn chỉ ra chế độ ăn nhiều chất xơ giúp ngừa béo phì và đái tháo đường.

2. Kiểm soát lượng đường bạn đưa vào cơ thể

Kiếm soát lượng đường mà bạn nạp vào cơ thể trong mỗi khẩu phần ăn chính là một trong những lời khuyên về bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ mà bạn nên tham khảo.

Kiếm soát lượng đường bạn đưa vào cơ thểKiếm soát lượng đường bạn đưa vào cơ thể

Đường là một hoạt chất ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, nồng độ đường cao hay thấp trong máu sẽ kích hoạt vô vàn phản ứng từ cơ thể. Vì vậy, nếu không kiểm soát đường ăn vào, cơ thể sẽ phải hoạt động nhiều xử lý đường.

Ăn quá nhiều đường cũng sẽ dễ dẫn đến tăng mỡ cơ thể, là nguy cơ liên kết với nhiều bệnh như tim mạch, ung thư. Hàng ngày chúng ta cũng tiêu thụ một lượng đường lớn mà không chú ý tới trong các món như bánh mì, súp và rau đóng hộp, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh, nước tương và nước sốt. 

3. Ăn nhiều tinh bột tốt và ngũ cốc thô

Ngoài việc ngũ cốc thô và tinh bột tốt đáp ứng nhu cầu ăn uống, ngon miệng, nó còn rất giàu phytochemical và chất chống oxy hóa, có thể chống bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt sẽ có trái tim khỏe mạnh. 

Dưới đây là định nghĩa đơn giản về tinh bột tốt và tinh bột không tốt:

  • Tinh bột tốt bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả và rau. Tinh bột lành mạnh được tiêu hóa chậm, giúp bạn no lâu hơn, giữ lượng đường trong máu và ổn định mức độ insulin.
  • Tinh bột không tốt là các loại thực phẩm như bột mì trắng, đường tinh chế, gạo đã bị loại bỏ cám, chất xơ và chất dinh dưỡng. Tinh bột xấu tiêu hóa nhanh, gây đột biến năng lượng và lượng đường trong máu.

Vì vậy để bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ của bạn hơn bạn nên thử nghiệm nhiều loại ngũ cốc khác nhau, không chỉ ăn một loại cơm trắng, mỳ hay bánh mỳ. Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo nâu, lúa mì, lúa mạch, kê... Bạn nên tránh thực phẩm tinh chế như bánh mì trắng, mỳ tôm, miến, bột ngũ cốc ăn sáng mà không phải là ngũ cốc nguyên hạt.

để bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ của bạn hơn bạn nên thử nghiệm nhiều loại ngũ cốc khác nhauĐể bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ của bạn hơn bạn nên thử nghiệm nhiều loại ngũ cốc khác nhau

4. Làm mới chế độ ăn

Đơn giản hóa bữa ăn hằng ngày: Thay vì quá quan tâm đến tính toán năng lượng hoặc khẩu phần ăn, bạn hãy quan tâm đến màu sắc và độ tươi mới của thực phẩm, như thế sẽ dễ dàng chọn được thực phẩm lành mạnh hơn. Chìa khóa là tập trung vào những thực phẩm yêu thích và công thức nấu ăn đơn giản sao cho kết hợp được nhiều thực phẩm tươi. Dần dần chế độ ăn của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh và ngon miệng hơn. 

Từ từ thay đổi những thói quen ăn uống quen thuộc của bản thân: Thay đổi thói quen ăn uống quá đột ngột khá là khó khăn và dễ khiến kế hoạch mới không thành công. Bạn hãy thực hiện từng bước nhỏ, ví dụ mỗi ngày thêm một món rau trộn có đầy đủ các loại rau khác nhau do ăn rau rất tốt cho cơ thể hoặc chuyển từ bơ, các dầu ăn thông thường sang dầu ôliu khi nấu ăn.

Thay đổi thói quen ăn uống của bản thânThay đổi những thói quen ăn uống quen thuộc của bản thân để ăn uống lành mạnh hơn

Với 2 lời khuyên trên, hy vọng bạn đã có cách làm mới khẩu phần ăn mỗi ngày để có một bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ đúng chuẩn chuyên gia nhé!

5. Ăn uống điều độ

Một trong những nguyên tắc của một bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ chính là sự điều độ trong ăn uốngMột trong những nguyên tắc của một bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ chính là sự điều độ trong ăn uống

Một trong những nguyên tắc của một bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ chính là sự điều độ trong ăn uống. Bạn không nên ăn quá nhiều nhưng cũng không nên ăn quá ít. Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn cải thiện cách ăn uống của mình đúng cách và khoa học hơn:

  • Ăn sáng và chia nhỏ bữa ăn: Một bữa sáng lành mạnh có thể khởi động quá trình trao đổi chất và nhiều bữa ăn nhỏ sẽ tốt hơn ăn một hoặc hai bữa ăn thật lớn.
  • Hãy dành thời gian thưởng thức bữa ăn: Chúng ta thường có xu hướng ăn vội vàng, việc này rất hại. Hãy nhai chậm và tận hưởng hương vị của thực phẩm.
  • Tránh ăn vào ban đêm: Cố gắng ăn tối sớm trước bữa ăn sáng hôm sau từ 14 đến 16 giờ. Nghiên cứu cho rằng đây là cách đơn giản để điều chỉnh chế độ ăn uống và cho hệ tiêu hóa của bạn một kỳ nghỉ dài mỗi ngày để điều chỉnh trọng lượng. Tốt nhất hãy tránh các đồ ăn nhẹ sau bữa tối vì nó có nhiều mỡ và calo.
  • Ăn với người khác bất cứ lúc nào có thể, nhất là cho trẻ em vì như thế sẽ hình thành thói quen lành mạnh. Việc ăn trước ti vi, máy tính sẽ rất có hại cho đầu óc và dạ dày.
  • Lắng nghe cơ thể: Hãy xem cơ thể bạn có thể chứa được bao nhiêu đồ ăn. Trong khi ăn, hãy dừng lại trước khi bạn cảm thấy no vì phải mất vài phút não bộ mới lắng nghe được cơ thể. Vì thế bạn hãy ăn từ từ.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm những mẹo nhỏ để có thể cải thiện được thực đơn mỗi ngày và có bữa ăn lành mạnh cho sức khoẻ. Hãy lắng nghe cơ thể của mình trước những thay đổi trong chế độ ăn để lấy động lực duy trì cách ăn lành mạnh nhé.

Yến Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm