Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nhân tăng huyết áp thường ít có triệu chứng nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng vì vậy bệnh nhân cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, theo dõi huyết áp thường xuyên và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Hãy cùng tham khảo 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Không ít người không hiểu rõ tăng huyết áp là gì, ngưỡng huyết áp cao là bao nhiêu, và mức độ nguy hiểm của huyết áp cao, điều này gây khó khăn trong việc nhận biết dấu hiệu và điều trị. Tăng huyết áp một bệnh lý phổ biến và đang gia tăng, thường ảnh hưởng đến người trung niên và người cao tuổi. Hãy cùng tham khảo thông tin về bệnh tăng huyết áp và 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay.
Nhóm thuốc lợi beta, nhóm thuốc lợi tiểu hay nhóm thuốc ức chế men chuyển… là những loại thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng phổ biến hiện nay.
Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: Clonidin, reserpin, methyldopa…
Riêng về cơ chế thì thuốc điều trị tăng huyết áp này có tác dụng hoạt hóa các tế bào thần kinh nhưng bản thân chúng lại có tác dụng phụ đó chính là hoàn toàn có thể gây bệnh trầm cảm cũng như nếu tự ý ngừng thuốc một cách đột ngột thì huyết áp rất có thể sẽ tăng vọt.
Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp này gồm các loại thuốc như: Sprironolacton, amilorid, hydroclorothiazid, indapamid…
Thuốc có tác dụng trong việc làm ức chế sự ứ nước trong cơ thể đồng thời làm giảm đi sức cản của mạch ngoại vi. Trong những trường hợp bệnh huyết áp đang nặng thêm lên thì dùng phối hợp cùng với các loại thuốc khác.
Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: Metoprolol, atenolol, propranolol, pindolol…
Cơ chế trong quá trình hoạt động của thuốc chính là: Ức chế thụ thể beta tại vị trí tim và hạ huyết áp ở người bệnh. Thông thường thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng khi người bệnh bị đau thắt tại vị trí ngực hay bị đau nửa đầu. Với những bệnh nhân bị hen suyễn hay nhịp tim chậm thì tuyệt đối không sử dụng.
Thuốc điều trị tăng huyết áp này bao gồm các loại như: Felidipin, isradipin, nicardipin, amlodipin, verapamil, diltiazem…
Riêng cơ chế tác động của thuốc chính là ngăn chặn dòng ion của canxi không được phép đi vào các tế bào cơ trơn của mạch máu gây nên tình trạng giảm mạch và từ đó giảm huyết áp.
Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: Benazepril, lisinopril, captopril, enalapril…
Cơ chế của thuốc là: Ức chế enzyme có tên là men chuyển angiotensin. Đây là một loại enzym có tác động gây nên tình trạng co thắt thành mạch và khiến cho huyết áp vì thế mà tăng lên gây ảnh hưởng tới người bệnh.
Nhóm thuốc này được sử dụng cho những người bệnh bị tăng huyết áp có kèm theo hen suyễn, đái tháo đường. Tuy nhiên, nó cũng có một số tác dụng phụ như: Ho khan hay tăng lượng kali trong máu…
Thuốc điều trị tăng huyết áp này loại đầu tiên được sử dụng là losartan, tiếp đó là irbesartan, candesartan và valsartan.
Nhóm thuốc hạ huyết áp này vô cùng nhanh chóng, giúp đưa huyết áp về trị số ban đầu. Nếu có thể phối hợp cùng với thuốc lợi tiểu thiazid thì thuốc sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn rất nhiều.
Thuốc này ít gây nên những tác dụng phụ cho cơ thể như những loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác… Nếu có thì chỉ là chóng mặt hoặc nghiêm trọng lắm là tiêu chảy mà thôi.
Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng điều trị những loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác nhau. Tốt nhất, nên tiến hành thăm khám và tuân theo sự hướng dẫn kê đơn của bác sỹ, không nên tự ý mua thuốc uống vì có thể gây nên những tác dụng phụ không đáng có.
Bệnh huyết áp cao đòi hỏi việc theo dõi đều đặn, điều trị liên tục theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi lối sống để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh cũng như phòng tránh biến chứng. Các điều chỉnh trong lối sống có thể giúp kiểm soát huyết áp cao bao gồm:
Chế độ ăn cân đối và giảm natri: Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp kiểm soát huyết áp. Bổ sung rau củ và hoa quả tươi, hạn chế thức ăn giàu cholesterol và chất béo no cũng cần được chú ý.
Kiểm soát cân nặng: Nếu cân nặng vượt quá mức lý tưởng, việc duy trì cân nặng ổn định sẽ giúp kiểm soát huyết áp.
Giảm cồn và ngừng hút thuốc: Hạn chế uống rượu, bia và ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào có thể ảnh hưởng tích cực đến huyết áp.
Tăng cường hoạt động thể chất: Thực hiện các hoạt động thể dục thể thao ở mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân có thể hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
Quản lý stress và nghỉ ngơi: Tránh căng thẳng, lo âu bằng cách duy trì thời gian nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.
Đề phòng sự thay đổi thời tiết đột ngột: Tránh tiếp xúc với thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt là trong môi trường lạnh, để tránh tác động đến huyết áp.
Bệnh huyết áp cao thường tiến triển không đáng kể và ít có triệu chứng, tuy nhiên, nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu của tăng huyết áp có thể giúp điều trị hiệu quả hơn và đề phòng các biến chứng nguy hiểm.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.