Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau nhức răng là một trong những bệnh phổ biến hiện nay. Nhiều người thường lựa chọn uống thuốc kháng sinh để mau khỏi đau. Vậy thuốc kháng sinh răng có những loại nào?
Đau nhức răng, viêm nhiễm, sưng nướu là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc kháng sinh để bệnh mau khỏi. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh răng nào an toàn và phù hợp, cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trước khi xác định loại kháng sinh răng phù hợp, quan trọng nhất là phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến đau răng mà cần phải nắm vững:
Amoxicillin, kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam được xem là lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị vấn đề nhiễm khuẩn răng, do có phổ kháng khuẩn rộng và ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Tuy nhiên, như nhiều kháng sinh khác, amoxicillin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khó chịu khác.
Đối với những bệnh nhân không có dị ứng với penicillin, liều dùng amoxicillin trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng được khuyến cáo theo hướng dẫn của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA). Cụ thể, liều lượng được đề xuất là 500mg uống 3 lần mỗi ngày trong khoảng 3 đến 7 ngày được đưa ra thông qua đường uống.
Penicillin thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam thường được coi là lựa chọn ưu tiên thứ hai trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn răng, ngay sau amoxicillin. Tuy nhiên, đây là một kháng sinh có lịch sử dài và có tỷ lệ dị ứng và kháng thuốc cao, vì vậy việc xem xét kỹ lưỡng tiền sử dị ứng với penicillin của bệnh nhân là quan trọng trước khi kê đơn thuốc.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, liều lượng thuốc kháng sinh răng penicillin được đề xuất là sử dụng đường uống với liều 500 mg uống 4 lần mỗi ngày trong khoảng 3 đến 7 ngày.
Clindamycin là một loại kháng sinh có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là trong trường hợp nhiễm khuẩn răng miệng. Thường được ưu tiên chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với penicillin, ampicillin hoặc amoxicillin, khi có những dấu hiệu như phát ban, sưng tấy hoặc tụt huyết áp.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), liều dùng clindamycin được đề xuất là sử dụng đường uống với liều 300mg uống 4 lần mỗi ngày trong khoảng 3 đến 7 ngày.
Tương tự như clindamycin, azithromycin là một kháng sinh macrolide có phổ rộng được đề xuất trong việc điều trị đa dạng các loại nhiễm khuẩn, bao gồm cả vai trò hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn răng, thay thế cho penicillin, ampicillin hoặc amoxicillin, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân có dị ứng nghiêm trọng với những loại thuốc này.
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị sử dụng kháng sinh azithromycin trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng với liều tấn công là 500 mg vào ngày đầu tiên, tiếp theo là 250 mg trong 4 ngày tiếp theo.
Spiramycin là một loại kháng sinh răng được bác sĩ kê đơn, thường được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Cần lưu ý rằng không nên sử dụng thuốc này cho phụ nữ đang mang thai, có kế hoạch mang thai hoặc đang cho con bú. Spiramycin có thể gây ra một số tác dụng phụ, mặc dù hiếm, nhưng có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Các tác dụng phụ có thể bao gồm: Phản ứng dị ứng như phát ban, sốt, cơn đau thắt ở ngực, khó thở, khó nuốt, khàn giọng, sưng, có máu trong nước tiểu, chóng mặt, nôn, đau bụng. Liều dùng spiramycin được khuyến cáo là 500mg - 1g uống 3 lần/ngày.
Đây là một loại kháng sinh răng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nha khoa. Thường được kết hợp với spiramycin, tạo thành một loại thuốc đặc trị đối với viêm nhiễm trong khu vực răng miệng với hiệu quả cao. Liều được khuyến cáo của metronidazol là 500 - 750mg uống 3 lần/ngày trong 5 - 7 ngày tùy vào tình trạng viêm nhiễm của từng người.
Doxycycline, một loại kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin, có khả năng ức chế cả vi khuẩn gram (-) và gram (+). Thuốc cũng đặc biệt nhạy cảm với vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn đường ruột, nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng.
Doxycycline là sự thay thế kháng sinh được chọn lựa trong trường hợp bệnh nhân có dị ứng với amoxicillin. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng doxycycline có thể gây hại cho men răng ở những răng còn non. Vì vậy, không nên sử dụng thuốc này cho trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ đang mang thai (đặc biệt là trong nửa cuối thai kỳ) và phụ nữ đang cho con bú.
Việc sử dụng kháng sinh là phải dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và không nên tự y áp dụng thuốc mà không có sự đồng ý của chuyên gia y tế. Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn răng mà không được kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, làm cho quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn.
Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn tại vị trí đau răng của bệnh nhân. Nếu phát hiện có màng bao phủ, mủ hoặc bọc nhiễm khuẩn, việc tốt nhất là tiến hành chích ổ mủ để dẫn lưu chất nhiễm ra khỏi cơ thể. Thủ tục này giúp loại bỏ một lượng lớn vi khuẩn và sau đó, chỉ cần thực hiện một chuỗi kháng sinh trong thời gian ngắn là có thể đạt được sự hồi phục.
Trong quá trình sử dụng kháng sinh để điều trị viêm nhiễm răng, có thể kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc súc miệng nhằm làm sạch vùng miệng. Các loại thuốc này thường chứa các thành phần sát khuẩn như acid boric, kẽm sulfat, menthol, fluor và được pha chế dưới dạng dung dịch để sử dụng theo hướng dẫn cụ thể.
Trên đây là những thông tin về một số loại thuốc kháng sinh răng phổ biến hiện nay. Nếu bạn vô tình bị nhiễm khuẩn răng, đừng lo lắng, hãy tham khảo tư vấn của dược sĩ hoặc bác sĩ để lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.