Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tật đầu nhỏ có liên quan đến sự phát triển bất thường của não bộ. Để có phương pháp điều trị thích hợp, phụ huynh cần tìm hiểu bệnh của trẻ do nguyên nhân nào gây ra. Ngoài nguyên nhân do di truyền, còn có nhiều nguyên nhân gây tật đầu nhỏ khác.
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh là căn bệnh liên quan đến sự phát triển bất thường của não. Hãy tham khảo bài viết sau đề tìm hiểu những nguyên nhân gây tật đầu nhỏ, từ đó có biện pháp theo dõi và kiểm soát các triệu chứng của căn bệnh này.
Hội chứng teo não ở trẻ em hay còn gọi là bệnh đầu nhỏ là một rối loạn thần kinh hiếm gặp khiến vòng đầu của trẻ sơ sinh nhỏ hơn bình thường và não không phát triển đầy đủ. Não bộ của trẻ cũng không tiếp tục phát triển sau khi chào đời. Hội chứng này có thể xảy ra khi trẻ vẫn còn trong bụng mẹ hoặc trong vòng vài năm đầu sau khi sinh.
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra mà không kèm theo dị tật bẩm sinh nào khác hoặc xảy ra cùng với các dị tật bẩm sinh khác.
Trẻ bị tật đầu nhỏ nghiêm trọng là dạng nặng của tình trạng bệnh này, đầu của trẻ có kích thước nhỏ hơn nhiều so với đầu của trẻ bình thường. Tình trạng nghiêm trọng này có thể do bộ não của trẻ không phát triển bình thường trong thời kỳ mẹ mang thai hoặc ban đầu não của trẻ phát triển bình thường nhưng sau đó bị tổn thương ở một thời điểm nào đó trong thời gian mẹ mang thai.
Với trường hợp nhẹ, đầu trẻ bị nhỏ lại nhưng không gặp những vấn đề về bệnh lý khác. Phần đầu sẽ phát triển khi trẻ lớn lên, nhưng kích thước đầu vẫn nhỏ hơn so với trẻ bình thường.
Ở một số trẻ bị tật đầu nhỏ thì não bộ hoạt động bình thường nhưng một số trẻ khác sẽ gặp khó khăn khi học, nhưng thông thường vấn đề này cũng ít nhiều được cải thiện khi trẻ lớn lên.
Nguyên nhân gây tật đầu nhỏ có thể mang tính di truyền nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác bao gồm:
Tùy thuộc vào mức độ nặng của tật đầu nhỏ mà trẻ có thể gặp một loạt các vấn đề khác sau đây:
Những vấn đề này có trường hợp nhẹ đến nặng và thường tồn tại suốt đời. Do não của em bé nhỏ và không phát triển được, những em bị tật đầu nhỏ nghiêm trọng có thể gặp nhiều vấn đề hơn so với các em bé bị tật đầu nhỏ nhẹ. Tật đầu nhỏ nghiêm trọng cũng có thể gây tử vong.
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị bệnh đầu nhỏ nhưng vẫn có những phương pháp để kiểm soát hành vi của trẻ, cải thiện quá trình phát triển não bộ hay điều trị động kinh.
Nếu trẻ mắc bệnh đầu nhỏ, gia đình cần thường xuyên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra về quá trình phát triển.
Với những trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ cần được điều trị suốt đời để kiểm soát triệu chứng của bệnh. Chẳng hạn triệu chứng co giật có thể đe dọa đến tính mạng trẻ nên cần điều trị thường xuyên. Bác sĩ sẽ tham vấn các phương pháp điều trị để đảm bảo trẻ được an toàn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.
Ngoài ra, trẻ mắc bệnh còn cần dùng thuốc để kiểm soát cơn động kinh, co giật và cải thiện chức năng thần kinh, cơ bắp; Trị liệu ngôn ngữ; Vật lý trị liệu và trị liệu cơ năng.
Để hạn chế diễn tiến của bệnh đầu nhỏ, khi đang mang thai, mẹ có thể thực hiện các bước sau:
Hiện nay chỉ có phương pháp điều trị những biến chứng do bệnh đầu nhỏ gây ra. Nếu trẻ mắc tật đầu nhỏ ở mức độ nhẹ, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám thường xuyên dù trẻ vẫn phát triển về thể chất và não bộ bình thường. Nếu trẻ bị tật đầu nhỏ nghiêm trọng thì cần được trị liệu sớm. Nên đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên điều trị dị tật bẩm sinh, uy tín để có được kết quả điều trị tốt nhất.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.