Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bị loãng xương, người bệnh cần tuân thủ chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa diễn tiến và cải thiện tình trạng bệnh vô cùng hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu 8 thực phẩm người loãng xương nên "tránh xa" càng sớm càng tốt qua bài viết dưới đây nhé!
Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tình trạng này bắt nguồn từ sự giảm sút mật độ khoáng xương. Từ đó, khiến cho người bệnh có nguy cơ cao bị nứt, gãy xương. Chính vì vậy mà bác sĩ chuyên khoa khuyến khích người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là: Vitamin D, vitamin K, canxi và kali. Bên cạnh đó, cũng có những loại thực phẩm mà người bệnh loãng xương cần hạn chế. Trong bài viết sau, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn chỉ ra 8 thực phẩm người loãng xương nên "tránh xa" càng sớm càng tốt:
Hợp chất oxalat khi đi vào cơ thể sẽ làm biến đổi canxi, khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng này. Do đó, việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat có thể gây mất canxi. Điều này dẫn đến suy giảm mật độ khoáng xương một cách trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người mắc bệnh loãng xương.
Một số loại thực phẩm phổ biến chứa hàm lượng oxalat cao có thể kể đến là: Bông cải xanh, đậu bắp, tỏi tây, củ cải đường, khoai tây, cà tím, khoai lang, bí xanh, cà rốt, cần tây, rau mùi tây, rau diếp xoăn, ớt, rau bina,...
Nếu vẫn muốn đa dạng hóa bữa ăn bằng nhóm thực phẩm này, bạn có thể ngâm, luộc hoặc hấp để loại bỏ tối đa hợp chất oxalat. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thực phẩm giàu oxalat với thực phẩm giàu canxi để tăng cường khả năng hấp thụ canxi.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất béo bão hòa có mối liên hệ trực tiếp với triệu chứng của bệnh loãng xương. Đặc biệt, thịt đỏ là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa nhất. Việc tiêu thụ càng nhiều thịt đỏ thì càng làm tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương.
Không chỉ có thịt đỏ, đồ uống có đường hay bánh kẹo ngọt cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến cho sức khỏe xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này là bởi lượng đường cao sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng cortisol. Hơn nữa, còn làm tăng mức cortisol trong thời gian rất dài, ảnh hưởng trực tiếp đến chứng loãng xương của người bệnh.
Vì vậy, bạn nên giảm thiểu lượng đường có trong nước tăng lực, soda, trà, cà phê,... Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi bổ sung đường tự nhiên có trong trái cây.
Thói quen lạm dụng đồ uống có gas sẽ tỷ lệ thuận với sự suy giảm của mật độ khoáng xương. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng rất nguy hiểm đối với sức khỏe xương khớp. Nguyên nhân là bởi đồ uống có gas thường chứa nhiều acid phosphoric, có thể làm gia tăng tốc độ bài tiết canxi thông qua nước tiểu.
Một số bằng chứng cho thấy các sản phẩm ngũ cốc, đặc biệt là cám lúa mì chứa một lượng rất lớn lưu huỳnh tự nhiên. Hợp chất này làm tăng nồng độ acid tổng thể lên một cách đáng kể. Điều này gây mất cân bằng độ pH bên trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng mất khoáng xương.
Không những vậy, hàm lượng phytate còn được tìm thấy rất nhiều trong cám lúa mì, gây ức chế sự hấp thụ canxi.
Tuy nhiên, do lúa mì là nhóm thực phẩm thiết yếu, có thể được sử dụng thay thế cho tinh bột từ cơm, gạo, mì,... nên bạn cũng không nhất thiết phải loại bỏ hẳn loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn hàng ngày. Theo đó, bạn có thể ngâm hoặc nấu chín để làm giảm hàm lượng chất phản dinh dưỡng này.
Caffeine là chất kích thích tự nhiên có trong hạt cà phê, socola và một số loại trà. Mặc dù vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy việc uống cà phê gây loãng xương, nhưng tiêu thụ quá 400mg caffeine/ngày sẽ làm tăng tốc độ đào thải canxi. Đồng thời, làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất, cản trở quá trình chuyển hóa xương.
Thay vì uống cà phê, bạn có thể sử dụng các loại cà phê, trà đã khử caffeine hoặc đồ uống tự nhiên không chứa caffeine như: Trà thảo mộc, nước lọc,...
Uống rượu bia khi bị loãng xương sẽ cản trở khả năng xây dựng và củng cố xương của cơ thể. Thói quen này còn gây ức chế sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như: Canxi, magie và vitamin D. Trong khi đó, những dưỡng chất này lại trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành xương khớp.
Ngoài ra, rượu bia còn làm thay đổi chức năng của các hormone giữ cho xương chắc khỏe, đặc biệt là hormone tuyến giáp, hormone tăng trưởng và estrogen.
Mặc dù natri là chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng việc lạm dụng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương khớp. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 2.300mg natri mỗi ngày.
Trong khi thực tế, hầu hết mọi người đều tiêu thụ quá nhiều lượng natri được khuyến nghị dưới dạng muối, bao gồm cả clorua. Nếu thận loại bỏ clorua dư thừa hiệu quả thì xương lại phải phân hủy để giải phóng kiềm để cân bằng hàm lượng acid-base. Quá nhiều muối có thể gây tăng đào thải canxi qua thận, dẫn đến mất canxi từ xương và kéo theo bệnh loãng xương.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được 8 thực phẩm người loãng xương nên "tránh xa" càng sớm càng tốt. Hãy ghi nhớ ngay và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cải thiện triệu chứng bệnh và nâng cao sức khỏe toàn diện nhé!
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.