Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Là một trong những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp ở người nhất là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Adenovirus gây ra bệnh viêm phổi cho trẻ em với tỷ lệ tử vong từ 8 - 10%. Vậy, Adenovirus ở trẻ em là loại virus như thế nào? Có nguy hiểm không? Chắc hẳn không phải ai cũng đã hiểu rõ.
Số ca nhiễm Adenovirus ở trẻ em hiện nay đang tăng mạnh khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Đã ghi nhận tình trạng tử vong do loại virus này. Adenovirus gây nhiễm trùng đường hô hấp là chính, ngoài ra còn gây thêm các loại bệnh ở nhiều cơ quan khác như viêm kết mạc, viêm dạ dày ruột… Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thật kỹ về loại virus này.
Adenovirus được phát hiện lần đầu vào năm 1953, nhóm virus này gây ra tình trạng nhiễm trùng ở mọi lứa tuổi và phổ biến hơn cả là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê, hầu hết trẻ đều bị nhiễm Adenovirus ít nhất một lần trước 10 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng - 5 tuổi.
Virus Adeno không xảy ra theo mùa như các loại virus khác (ví dụ như virus cúm…), mà có thể xuất hiện quanh năm, thời điểm giao mùa là thời điểm virus phát triển mạnh nhất. Adeno lây nhanh trong cộng đồng qua đường giọt bắn, đường hô hấp với các biểu hiện như ho, khò khè, sốt cao, kèm theo viêm kết mạc mắt và rối loạn tiêu hoá, hoặc khó thở ở trẻ có biểu hiện nặng. Virus có thời gian ủ bệnh là từ 8 - 12 ngày.
Nếu không được điều trị kịp thời, adeno sẽ gây ra các tổn thương thường gặp bao gồm:
Adenovirus có sức sống khá tốt, virus này có thể sống tới 30 ngày ở nhiệt độ phòng. Trong điều kiện nhiệt độ 40 độ C, virus này có thể sống nhiều tháng, sức sống của chúng có thể tính bằng năm nếu như nhiệt độ âm 200 độ C. Adenovirus sẽ nhân lên sau khi vào trong cơ thể khoảng 30 giờ. Loại virus này rất dễ lây lan trong cộng đồng bởi tuổi thọ và khả năng nhân cao.
Adenovirus thông thường sẽ lây truyền qua đường giọt bắn, đường hô hấp khi nói chuyện hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Đường phân - miệng cũng là tác nhân gây lây truyền adenovirus khi trẻ rửa tay không đúng cách hoặc không rửa tay. Khi chạm vào người bệnh hoặc đồ vật có virus, Adenovirus có thể tồn tại trên các bề mặt trong một khoảng thời gian khá dài. Chính vì thế, virus này có thể lây lan qua đồ chơi, khăn tắm hoặc bất cứ đồ vật nào bị nhiễm bệnh.
Các triệu chứng bệnh thường bắt đầu khoảng từ 2 ngày đến 2 tuần kể từ khi trẻ tiếp xúc với Adenovirus.
Triệu chứng của nhiễm Adenovirus sẽ phụ thuộc vào type Adenovirus trẻ bị nhiễm và các cơ quan bị ảnh hưởng. Adenovirus thường xảy ra ở đường hô hấp. Các triệu chứng nhiễm Adenovirus cũng tương tự như cảm lạnh thông thường. Trẻ sẽ bị sốt cao, sốt có thể kéo dài trong vài ngày. Bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, bị nhiễm trùng tai. Một số trẻ sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.
Đau họng cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị nhiễm Adenovirus. Trẻ cũng có thể xuất hiện triệu chứng viêm kết mạc mắt hay còn gọi là đau mắt đỏ.
Một số type Adenovirus khác còn có thể gây nhiễm trùng dạ dày và đường tiêu hóa, khiến cho trẻ bị tiêu chảy, đau quặn bụng và các triệu chứng của viêm dạ dày. Một số trường hợp sẽ gây nhiễm trùng bàng quang, khiến tiểu buốt hoặc tiểu ra máu. Trẻ có thể gặp phải nhiều triệu chứng nặng nề hơn nếu như có vấn đề ở hệ thống miễn dịch.
Tính tới thời điểm hiện tại, Adenovirus chưa có thuốc đặc trị, trẻ nhiễm Adenovirus sẽ được cách ly điều trị trong phòng riêng. Các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách điều trị triệu chứng kết hợp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và bổ sung vitamin C. Trẻ có thể khỏi bệnh sau một vài ngày nếu như điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài 1 tuần hoặc hơn đối với những trẻ gặp vấn đề nhiễm trùng như viêm phổi, viêm kết mạc mắt…
Điều trị cho trẻ:
Trên đây là một vài thông tin về Adenovirus ở trẻ em mà nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến các bậc phụ huynh. Mong rằng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có thêm cho mình những kiến thức về sức khỏe cần thiết và hữu ích để chăm sóc thật tốt cho con, em mình.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.