Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm dạ dày ruột do virus: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm dạ dày ruột do virus xảy ra khi dạ dày và ruột bị kích thích, viêm nhiễm do virus dẫn đến sưng, đau, đỏ (dạ dày, ruột), tiêu chảy, buồn nôn và nôn,... Bệnh xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, thường có tiên lượng tốt và tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày khi được chăm sóc và thăm khám hiệu quả. Vậy, nguyên nhân viêm dạ dày ruột do virus là gì và biến chứng bệnh nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng Long Châu theo dõi bài viết sau để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức liên quan về bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm dạ dày ruột do virus là gì? 

Viêm dạ dày ruột do virus (cúm dạ dày) là tình trạng viêm đường tiêu hóa do nhiễm trùng các loại virus. Virus gây bệnh có thể lây truyền cho người khác qua thực phẩm, nước hoặc lây lan trực tiếp từ người sang người.

Viêm dạ dày ruột do virus có thể trở nên nghiêm trọng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch hoặc người có bệnh lý nặng kèm theo.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày ruột do virus

Triệu chứng của viêm dạ dày ruột do virus rất dễ nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa khác. Thông thường, các dấu hiệu của bệnh sẽ xuất hiện sau khoảng 1 – 3 ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Tùy vào thể trạng và khả năng miễn dịch của mỗi người, biểu hiện bệnh lý khác nhau:

  • Tiêu chảy: Dấu hiệu sớm và thường gặp của bệnh viêm dạ dày ruột do virus, xảy ra sau khi virus xâm nhập khoảng 1 – 3 ngày. Bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy từ nhẹ đến nặng, có thể kéo dài trong 1 – 2 ngày nhưng cũng có thể lên đến ngày thứ 10;

  • Buồn nôn và nôn: Người bệnh có thể bị buồn nôn và nôn trong vài ngày dẫn đến mất nước;

  • Nhức mỏi và đau nhức bắp thịt;

  • Cơn đau quặn bụng;

  • Sốt;

  • Tình trạng mất nước: Tình trạng thường gặp nhất khi bị viêm dạ dày ruột do virus. Cơ thể người bệnh mất đi lượng nước đáng kể do bị tiêu chảy và nôn liên tục dẫn đến các biểu hiện: Khát nước, khô cổ liên tục; Môi nứt nẻ, miệng khô, da khô; Nước tiểu đặc, có màu đậm.

Tác động của viêm dạ dày ruột do virus đối với sức khỏe

Suy nhược cơ thể: Tiêu chảy, nôn kéo dài gây mất nước, mất cân bằng điện giải khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày và sức khỏe tinh thần người bệnh.

Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm dạ dày ruột do virus

Trong hầu hết các trường hợp, viêm dạ dày ruột cấp tính ít gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không tiến hành điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm càng cao. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:

  • Sự mất nước, mất cân bằng điện giải khiến cơ thể cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Nếu tình trạng kéo dài, nguy cơ tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời;

  • Suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa, còi xương, chậm lớn: Nguy cơ chủ yếu đối với trẻ ở các nước đang phát triển, có thể xảy ra sau khi nhiễm virus đường ruột;

  • Shock giảm thể tích, viêm ruột, hoại tử ruột do bội nhiễm vi khuẩn, thậm chí suy đa phủ tạng và tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào của bệnh thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng, thậm chí là tính mạng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày ruột do virus

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ trú ngụ và gây viêm nhiễm tại các tế bào và biểu mô của ruột non, dẫn đến tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa cho người bệnh.

4 loại virus gây bệnh phổ biến:

  • Norovirus: Khả năng xâm nhập và lây nhiễm cho mọi lứa tuổi, gây viêm dạ dày ruột cấp tính thành dịch và không thành dịch;

  • Rotavirus: Chủ yếu xâm nhập và cơ thể trẻ từ 3 – 15 tháng tuổi, hầu hết các ca nhiễm ở trẻ đều xảy ra theo đường phân – miệng. Từ lúc xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện triệu chứng là khoảng 1 – 3 ngày;

  • Astrovirus: Thời gian ủ bệnh thường là từ 3 – 4 ngày, nguy hiểm với mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;

  • Adenovirus: Thời gian ủ bệnh có thể lên đến 10 ngày, đối tượng nhiễm chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi.

Bệnh viêm dạ dày ruột do virus có tính chất lây lan rất nhanh, nguy cơ thành dịch cao và lây lan chủ yếu qua 2 con đường:

  • Con đường phân – miệng;

  • Con đường tay – miệng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm dạ dày ruột do virus

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và hoản cảnh. Tuy nhiên, những người có thể dễ mắc bệnh cao hơn, bao gồm:

  • Trẻ em;

  • Người cao tuổi;

  • Người sống, sinh hoạt và làm việc ở nơi đông đúc, ô nhiễm;

  • Người có hệ miễn dịch yếu.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm dạ dày ruột do virus

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh, như:

  • Trẻ em (dưới 5 tuổi), người già yếu, người suy giảm hệ miễn dịch (HIV/AIDS), người mắc bệnh tiểu đường, sau hóa trị khi điều trị ung thư, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,…

  • Không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

  • Không rửa tay trước khi chế biến, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;

  • Môi trường sống ô nhiễm, đông đúc;

  • Thường xuyên sử dụng thức ăn đóng hộp chế biến sẵn không đảm bảo, chứa độc tố gây viêm nhiễm.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm dạ dày ruột do virus

Có thể chẩn đoán bệnh bằng cách:

Quan sát các dấu hiệu và triệu chứng trên người bệnh;

Xét nghiệm phân: Xác định nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến virus hay không;

Xét nghiệm máu.

Phương pháp điều trị viêm dạ dày ruột do virus

Nếu bệnh nhân bị mất nước nặng, cần truyền dịch tĩnh mạch để bổ sung lượng nước đã mất. Viêm dạ dày ruột cấp tính thường sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nếu cơ thể được bù nước đầy đủ.

Một số thuốc được sử dụng điều trị triệu chứng:

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen,…
  • Thuốc chống nôn: Prochlorperazine và Promethazine đường tiêm hoặc Ondansetron đường uống.
  • Thuốc tiêu chảy: Loperamid, Diphenoxylate,…
  • Thuốc kháng acid và giảm tiết acid dạ dày: Omeprazol, Famotidin,…

Chú ý: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của viêm dạ dày ruột do virus

Bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp tính cần chú ý đến lối sống, sinh hoạt cũng như áp dụng các biện pháp phòng bệnh phù hợp:

  • Viêm dạ dày ruột cấp tính khiến cơ thể bị suy nhược do mất nước. Vì vậy, việc nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe hồi phục là điều thiết yếu;

  • Chế độ dinh dưỡng: Thức ăn thanh mát, giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ,…;

  • Vệ sinh ăn uống: Thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội,…;

  • Không hút thuốc lá hay sử dụng thức uống kích thích dạ dày: Bia, rượu, các thức uống có gas, cà phê,…;

  • Khi sử dụng thuốc tiêu chảy, thuốc giảm đau cần thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng;

  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng;

  • Rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;

  • Lắng nghe và làm theo mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ;

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị;

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe.

Phương pháp phòng ngừa viêm dạ dày ruột do virus

Để phòng ngừa viêm dạ dày ruột cấp tính cũng như hạn chế nguy cơ tái phát, cần chú ý:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi;

  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ;

  • Hạn chế đến nơi đông người, các nơi có không khí hoặc nguồn nước bị ô nhiễm;

  • Nên dành thời gian tập thể dục hàng ngày để giúp cơ thể tăng sức đề kháng và tinh thần thoải mái hơn;

  • Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, nên thăm khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời;

  • Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.mayoclinic.org/

  2. https://www.webmd.com/

  3. https://my.clevelandclinic.org/

  4. http://www.patient.co.uk/

Các bệnh liên quan

  1. Kiết lỵ

  2. Hội chứng loét trực tràng đơn độc

  3. Viêm tụy cấp

  4. Tắc mật

  5. Sỏi ống mật chủ

  6. Nôn ra máu

  7. Trĩ

  8. Viêm tá tràng

  9. Thoát vị khe hoành

  10. Viêm túi thừa đại tràng