Ai dễ bị thiếu canxi? Cần làm gì để bổ sung lượng canxi bị thiếu?
Ngày 10/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thiếu canxi là tình trạng nhiều người gặp phải, tuy nhiên, có một số nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu canxi cao và cần thường xuyên chú ý, bổ sung thêm canxi cho cơ thể. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi ai dễ bị thiếu canxi.
Tìm hiểu ai dễ bị thiếu canxi, đối tượng có nguy cơ cao thiếu canxi sẽ giúp bạn xác định mình có phải người dễ thiếu hụt canxi hay không, từ đó có cách bổ sung canxi hiệu quả, an toàn và đầy đủ hơn. Bài viết dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu hy vọng có thể giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.
Vai trò của canxi đối với sức khỏe con người
Trước khi đi sâu hơn để khám phá xem ai dễ bị thiếu canxi, bạn cũng nên biết vai trò của khoáng chất này đối với cơ thể, sức khỏe của chúng ta. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, canxi là nguyên tố vi lượng rất cần cho cơ thể, gần như không thể thiếu. Canxi có thể chiếm từ 1.5 - 2% tổng trọng lượng của cơ thể bởi chúng có mặt trong rất nhiều bộ phận như răng, xương, cơ bắp, móng,...
Nhờ có hàm lượng canxi đủ đầy mà xương khớp có thể phát triển tốt hơn, khung xương, cấu trúc xương trở nên chắc khỏe bởi mật độ tế bào xương dày đặc. Chất khoáng này còn có nhiệm vụ quan trọng đối với chiều cao của mỗi người nữa đấy.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra được canxi còn góp phần thúc đẩy nhiều phản ứng trong cơ thể, đẩy nhanh việc trao đổi chất và duy trì một sức khỏe tốt, bộ xương chắc khỏe, đề phòng loãng xương. Chính vì canxi quan trọng như vậy nên các bác sĩ luôn khuyến cáo bổ sung hàm lượng canxi cần thiết cho mỗi đối tượng để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Ai dễ bị thiếu canxi? Nguyên nhân nào gây thiếu canxi? .
Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt canxi có ảnh hưởng nhất định đến đối tượng, ai dễ bị thiếu canxi. Người bị rối loạn chuyển hóa canxi hoặc suy dinh dưỡng, chế độ ăn không đảm bảo đủ chất,... rất dễ dẫn đến thiếu canxi. Các bác sĩ chuyên khoa cho hay, thiếu hụt canxi đến từ nguyên nhân lớn nhất là không đảm bảo canxi mỗi ngày qua đường ăn uống.
Một cuộc khảo sát diện rộng cũng chỉ ra rằng, mỗi người chỉ đáp ứng 50 - 60% nhu cầu canxi của cơ thể trong ngày so với lượng canxi được khuyến cáo, dẫn đến tình trạng thiếu canxi. Tại Việt Nam, nguy cơ thiếu canxi đang được cảnh báo và là quốc gia có tỷ lệ người nạp thiếu canxi cao trên thế giới. Vậy ai dễ bị thiếu canxi? Những người dễ bị thiếu canxi và thiếu nhiều canxi nhất gồm có:
Trẻ vị thành niên
Nói đến ai dễ bị thiếu canxi thì không thể nào không nhắc đến trẻ vị thành niên, đối tượng cần bổ sung nhiều canxi nhất trong ngày. Độ tuổi này trẻ cần nhu cần canxi cao để phát triển tối đa chiều cao cũng như sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên chế độ ăn không đảm bảo dẫn đến thiếu canxi và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, nước có gas, bánh kẹo,... cũng làm tăng nguy cơ thiếu canxi.
Phụ nữ mang thai
Trong thời gian mang thai, phụ nữ rất dễ bị thiếu canxi bởi khi này, thai nhi đang cần cung cấp một lượng lớn canxi để bắt đầu hình thành hệ xương khớp, phát triển các bộ phận khác. Thai phụ không bổ sung đủ canxi trẻ cần, cơ thể sẽ tự động lấy canxi từ chính xương của người mẹ dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương. Ngoài ra, thai nhi thiếu canxi còn gây dị dạng xương, còi xương bẩm sinh, chậm phát triển,...
Phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ sau khi trải qua hội chứng tiền mãn kinh, tiến vào thời kỳ mãn kinh là đối tượng dễ bị thiếu hụt canxi. Thông thường phụ nữ sẽ có cấu trúc xương nhỏ và mảnh hơn đàn ông, cộng với việc sinh nở trước đó khiến cho chất lượng xương của phụ nữ giảm đi nhanh chóng, nguy cơ thiếu canxi. Ai dễ bị thiếu canxi? Phụ nữ mãn kinh bổ sung ít canxi trong ngày gây nguy cơ loãng xương cao, cấu trúc xương giòn và dễ gãy.
Ai dễ bị thiếu canxi? Phụ nữ cho con bú
Khi trẻ ra đời, nhu cầu canxi của trẻ vẫn rất cao nên khi phụ nữ sau sinh không nạp đủ lượng canxi theo khuyến cáo rất dễ bị thiếu canxi. Ai dễ bị thiếu canxi? Phụ nữ cho con bú không đáp ứng nhu cầu canxi của trẻ sẽ ảnh hưởng không tốt đến con, trẻ hay quấy khóc, ngủ giật mình, còi xương,...
Dấu hiệu báo động cơ thể đang bị thiếu canxi
Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo nguy cơ thiếu canxi sẽ giúp bạn nhanh chóng bổ sung lượng canxi còn thiếu, chú ý hơn đến việc bổ sung đủ đầy canxi trong ngày. Người bị thiếu canxi có thể cảm nhận một số triệu chứng điển hình gồm:
Dấu hiệu liên quan đến xương khớp: Đối với người thiếu hụt canxi lâu ngày, các triệu chứng liên quan đến xương khớp, móng tay, móng chân,... dễ gặp nhất là chuột rút bắp chân, đau bắp đùi, đau lưng, cử động cánh tay khó khăn, móng tay giòn dễ gãy, đau mỏi vai gáy,... Tình trạng thiếu canxi kéo dài hơn có thể dẫn đến bệnh lý loãng xương, thoái hóa cột sống,...
Dấu hiệu liên quan đến não bộ và hệ thần kinh: Ngoài những triệu chứng đối với hệ xương khớp, thiếu canxi nặng còn gây các dấu hiệu bất thường ở hệ thần kinh như dễ bị co giật, co thắt cơ, căng cơ, mệt mỏi, stress, căng thẳng,...
Bổ sung canxi bằng cách nào tốt nhất?
Khi nhận thấy bản thân bị thiếu canxi, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày để tăng cường bổ sung lượng canxi bị thiếu. Sau đây là một số cách giúp bạn nạp nhiều canxi hơn mỗi ngày.
Tránh ăn các thực phẩm được làm từ vỏ hàu chưa qua tinh chế, các loại bột xương hoặc san hô,... vì có thể chứa kim loại nặng hạn chế hấp thụ canxi và gây độc cho cơ thể.
Bổ sung canxi bằng đường uống nên làm theo khuyến cáo của bác sĩ, không nên uống quá liều được kê đơn trước đó.
Nên bổ sung thêm các chất khoáng khác như kẽm, sắt,... để tăng hấp thụ canxi và xương.
Luôn chắc rằng bổ sung đầy đủ vitamin D bởi nếu thiếu đi loại vitamin này, khả năng dung nạp canxi từ đường tiêu hóa và máu rất thấp.
Hấp thụ canxi rất cần magie nên bạn cần chú ý bổ sung thêm magie qua các loại thực phẩm như các loại đậu, hạt ngũ cốc, cá, rau xanh, trứng,...
Tăng cường thêm thực phẩm giàu canxi thay vì lạm dụng thực phẩm chức năng. Uống sữa tươi, ăn sữa chua, phô mai, trứng, hải sản, bông cải xanh, cá,... mỗi ngày là cách bổ sung canxi rất tốt.
Trên đây là tất tần tật thông tin mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng có thể giúp bạn giải đáp câu hỏi ai dễ bị thiếu canxi và làm cách nào để bổ sung lượng canxi đã bị thiếu hụt. Trường hợp thiếu canxi nặng hoặc muốn bổ sung canxi qua đường uống nên tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.