Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều bà nội trợ thường để dành và hâm lại cơm nguội còn thừa của bữa trước để ăn mà không biết rằng nó có thể gây ngộ độc, nhưng nguyên nhân gây ngộ độc không phải do hâm nóng mà là do phương pháp bảo quản cơm nguội. Vậy ăn cơm nguội có tốt không, hãy cùng khám phá bí mật của điều này nhé!
Bạn có thừa nhận rằng trong đời ai cũng đã từng ăn cơm nguội, ăn cơm nguội cũng là thói quen của nhiều gia đình, có nhiều người ăn cơm nguội như một sở thích nhưng cũng không ít người cho rằng ăn cơm nguội có hại cho sức khỏe và thậm chí là nguyên nhân ung thư dạ dày. Vậy, câu trả lời của câu hỏi “Ăn cơm nguội có tốt không” là gì?
Điều đáng ngạc nhiên là các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, hàm lượng kháng tinh bột (Resistant Starch) trong cơm nguội lại cao hơn nhiều so với cơm nóng mới nấu. Tinh bột kháng là một loại chất xơ không thể tiêu hóa được nhưng lại được lên men bởi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Khi các lợi khuẩn này sinh trưởng và phát triển, chúng sẽ giúp ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, từ đó giúp bảo vệ tối đa cho đường tiêu hóa của chúng ta.
Ngoài ra, quá trình lên men trên còn tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, có tác động tích cực đến 2 hormone peptide YY (PYY) và glucagon-1 (GPL-1). Hai loại hormone này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của con người, đồng thời giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp giảm tích tụ lượng mỡ ở bụng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khẳng định rằng thông tin ăn cơm nguội có thể gây ung thư dạ dày hoàn toàn không chính xác do chưa đủ cơ sở khoa học để kết luận. Người Việt Nam thường có thói quen ăn cơm nguội hoặc hâm nóng lại, tuy nhiên thực tế lại chưa phát hiện trường hợp nào bị ung thư dạ dày sau khi ăn cơm nguội.
Cơm là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong cơm có chứa nhiều tinh bột và đường nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Cụ thể là khi để cơm ở nhiệt độ thường trong thời gian dài, những bào tử vi khuẩn trong cơm sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Bacillus cereus sinh sôi, phát triển. Khi bị nhiễm khuẩn, cơm nguội sẽ gây ngộ độc cấp tính với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa...trong vòng 15 - 30 phút sau khi ăn. Hầu hết các triệu chứng tương đối nhẹ và không kéo dài, chỉ trong khoảng 24 giờ.
Ngoài ra, cơm nguội rất nhanh bị thiu, chỉ để ở nhiệt độ phòng hoặc nơi nóng bức, nhiệt độ cao thì cơm cũng sẽ nhanh chóng bị phân hủy, ngả sang màu vàng và có mùi hôi. Khi đó cần phải bỏ phần cơm đó ngay.
Đặc biệt, các đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai rất dễ bị nhiễm khuẩn và có thể chịu ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe khi ăn phải cơm nguội ôi thiu.
Vì lý do này, mọi người được khuyến cáo không nên ăn cơm nguội. Ngoài ra, bản thân cơm nguội cũng không được thơm ngon, không còn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng như cơm mới nấu xong. Vì vậy, dù có được bảo quản đúng cách và sử dụng an toàn thì việc ăn cơm nguội không phải lúc nào cũng có lợi, hãy thưởng thức khi còn ấm. Tốt nhất, nên nấu cơm với lượng gạo vừa đủ cho 1 bữa cơm, ăn lúc cơm còn nóng để tận hưởng được vị ngon và dinh dưỡng trọn vẹn từ hạt cơm.
Nếu bạn vẫn muốn hoặc cần sử dụng cơm nguội, hãy học cách bảo quản cơm an toàn:
Ngoài ra, khi hâm nóng cơm nguội đã được bảo quản trong tủ lạnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Hy vọng qua bài viết trên đây, Nhà Thuốc Long Châu có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn cơm nguội có tốt không. Cơm nguội giàu dinh dưỡng rất đáng để bạn ăn thử nhiều lần. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng cơm đã được bảo quản đúng cách và hâm nóng trước khi ăn bạn nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.