Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ăn đồ ngọt bị chua miệng do nguyên nhân gì? Làm sao xử lý?

Ngày 29/11/2024
Kích thước chữ

Thông thường, ăn đồ ngọt sẽ mang lại cảm giác ngọt ngào, dễ chịu. Tuy nhiên, ở một số người, sau khi ăn đồ ngọt lại cảm thấy chua miệng. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng ăn đồ ngọt bị chua miệng này là gì?

Chua miệng là tình trạng phổ biến mà một số người gặp phải ngay sau khi ăn đồ ngọt. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và phần lớn không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy chua miệng sau khi ăn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe tiêu hóa. Điều quan trọng là bạn cần nhận biết tình trạng này sớm và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe đường ruột.

Ăn đồ ngọt bị chua miệng: Nguyên nhân do đâu?

Tình trạng ăn đồ ngọt xong bị chua miệng là hiện tượng phổ biến ở một số người và có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm:

Do thức ăn thừa trong khoang miệng

Một trong những nguyên nhân chính khiến bạn ăn đồ ngọt bị chua miệng là do thức ăn thừa còn sót lại trong miệng, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều men hoặc chất điều vị như phở, bún, bánh mì. Nếu sau khi ăn, bạn không vệ sinh răng miệng kỹ càng, các chất gây chua trong thực phẩm này sẽ tạo ra cảm giác chua dù bạn vừa ăn đồ ngọt.

Ăn đồ ngọt bị chua miệng do nguyên nhân gì? Làm sao xử lý? 1
Ăn đồ ngọt bị chua miệng là do thức ăn thừa trong khoang miệng

Axit tự nhiên trong các loại đồ ngọt

Ăn đồ ngọt bị chua miệng do axit tự nhiên trong các loại đồ ngọt gây ra. Nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên nhưng thực tế là không chỉ các thực phẩm có vị chua rõ rệt mới gây ra vị chua mà ngay cả đồ ngọt cũng có thể chứa một lượng axit nhất định. Ví dụ, trái cây chín thường có vị ngọt nhưng đồng thời cũng có lượng axit tự nhiên, gây ra vị chua nhẹ sau khi ăn. Ngoài ra, các loại đồ ngọt chứa tinh bột, mật ong, hay bột ngọt cũng có thể để lại dư vị chua trong miệng.

Vi khuẩn trong khoang miệng

Khoang miệng là nơi sinh sống của nhiều loại vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn có lợi và hại. Khi thức ăn ngọt còn sót lại, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phân giải chúng, tạo ra axit, dẫn đến cảm giác chua miệng. Đặc biệt, nếu vi khuẩn sản sinh axit lactic, răng có thể bị ăn mòn và nguy cơ sâu răng tăng lên.

Tổn thương ở lưỡi

Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến cảm giác chua miệng sau khi ăn đồ ngọt là tổn thương ở lưỡi. Khi lưỡi bị viêm, nứt nẻ hoặc tưa lưỡi, vị giác sẽ bị suy giảm, khiến bạn cảm nhận hương vị không bình thường, bao gồm cảm giác chua dù đang ăn đồ ngọt.

Cách xử lý khi bị chua miệng sau khi ăn đồ ngọt

Để khắc phục tình trạng ăn đồ ngọt bị chua miệng, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Uống nước lọc sau khi ăn

Nước lọc giúp cuốn trôi thức ăn thừa và giữ ẩm cho khoang miệng, từ đó giảm thiểu tình trạng chua miệng.

Ăn đồ ngọt bị chua miệng do nguyên nhân gì? Làm sao xử lý? 2
Uống nước lọc sau khi ăn giúp trung hòa acid, hạn chế chua miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Sau khi ăn khoảng 30 phút, hãy đánh răng kỹ lưỡng và sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn mảng bám. Đừng quên dùng cạo lưỡi để làm sạch lưỡi.

Sử dụng dung dịch súc miệng tự nhiên

Lựa chọn các dung dịch súc miệng có thành phần tự nhiên để giúp làm sạch khoang miệng, cân bằng độ pH và mang lại hơi thở thơm mát.

Kiểm soát lượng đường tiêu thụ hàng ngày

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), phụ nữ chỉ nên tiêu thụ khoảng 25gr đường (100 calo) mỗi ngày, trong khi nam giới nên giới hạn ở mức 37,5gr (150 calo). Kiểm soát lượng đường hợp lý sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị chua miệng sau khi ăn đồ ngọt.

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ giúp duy trì hơi thở thơm mát mà còn ngăn ngừa các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu hay mất răng. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần thực hiện những phương pháp sau:

Chải răng đúng cách 2 lần mỗi ngày

Hãy chải răng vào buổi sáng sau khi ăn sáng (sau khoảng 15 - 30 phút) và buổi tối trước khi đi ngủ. Dưới đây là các bước thực hiện:

  • Bước 1: Súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ vụn thức ăn to.
  • Bước 2: Làm ướt bàn chải đánh răng.
  • Bước 3: Lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ.
  • Bước 4: Đặt bàn chải nằm ngang, nghiêng góc 45° so với viền nướu, sao cho đầu lông tiếp xúc với răng và nướu. Chải nhẹ nhàng từng mặt răng từ trên xuống dưới hoặc xoay tròn để làm sạch kẽ răng. Chải cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng
  • Bước 5: Làm sạch lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc mặt sau bàn chải.
  • Bước 6: Súc miệng bằng nước sạch từ 3 - 4 lần để loại bỏ hoàn toàn kem đánh răng và vụn thức ăn.
Ăn đồ ngọt bị chua miệng do nguyên nhân gì? Làm sao xử lý? 3
Lấy lượng kem vừa đủ để đánh răng sạch hơn

Hãy ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm và thay mới sau khoảng 3 tháng. Đồng thời, chọn kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ men răng và chống sâu răng hiệu quả.

Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước

Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước giúp làm sạch kẽ răng hiệu quả hơn tăm tre thông thường, giảm nguy cơ chảy máu nướu và hở khe răng.

Súc miệng sau khi ăn

Súc miệng với nước sạch hoặc dung dịch kháng khuẩn ngay sau khi ăn giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và hạn chế sâu răng. Đây là giải pháp phù hợp cho trẻ trên 12 tuổi hoặc người không quen sử dụng chỉ nha khoa.

Duy trì thói quen có lợi cho sức khỏe răng miệng

Không hút thuốc lá

Hút thuốc gây xỉn màu răng, viêm nướu và tăng nguy cơ ung thư miệng.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Uống nhiều nước để trung hòa acid, hạn chế thực phẩm ngọt, đồ uống có gas và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Ăn đồ ngọt bị chua miệng do nguyên nhân gì? Làm sao xử lý? 4
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để giảm acid trong thức ăn

Khám nha khoa định kỳ

Thăm khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cách chăm sóc răng miệng phù hợp cho từng trường hợp.

Vệ sinh răng miệng đúng cách là nền tảng để duy trì sức khỏe toàn diện. Đừng quên thực hiện các bước trên đều đặn để sở hữu nụ cười rạng rỡ và hàm răng chắc khỏe.

Hiện tượng ăn đồ ngọt bị chua miệng có thể do nhiều nguyên nhân như thức ăn thừa, axit tự nhiên trong thực phẩm, vi khuẩn trong khoang miệng, hoặc tổn thương ở lưỡi. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng kiểm soát tình trạng này bằng cách thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin