Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vị giác của con người được hình thành từ rất sớm, ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Sự hình thành và phát triển của vị giác mang đến cho chúng ta nhiều trải nghiệm và khám về hương vị, cũng như thưởng thức được nhiều món ăn khác nhau. Cụ thể vị giác và những vị cơ bản con người có thể cảm nhận được là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé!
Tương tự với nhiều giác quan khác của con người, vị giác được hình thành với nhiều sứ mệnh quan trọng. Trước kia, vị giác giúp con người cảm nhận được đâu là những thứ an toàn có thể ăn được và đâu là những thứ gây hại. Nhưng trong đời sống hiện đại ngày nay, vị giác còn giúp con người tận hưởng nhiều hương vị từ thức ăn. Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vị giác và những vị cơ bản con người có thể cảm nhận được.
Vị giác là một trong năm giác quan cơ bản của con người. Vị giác ở lưỡi được hình thành và phát triển ngay từ khi nằm trong bụng mẹ, là một hình thức cảm nhận hoá học trực tiếp. Vị giác giúp con người phát hiện mùi vị của nhiều chất như thực phẩm, khoáng chất hay thậm chí là độc tố. Thông thường, sự cảm nhận vị sẽ kết hợp với một phần cảm nhận mùi trong nhận thức của não.
Bề mặt lưỡi được bao phủ bởi những gai vị giác, chứa các cơ quan vị giác và một số tuyến giúp tạo và tiết nước bọt. Có 4 loại gai vị giác với hình dạng và kích thước khác nhau, phân bố ở những vùng nhất định trên lưỡi. Các nụ vị giác trên lưỡi (nụ nếm) nằm ở từng vùng nhất định trên mặt lưỡi, được cấu tạo từ nhiều tế bào, bao gồm tế bào đáy, tế bào dạng cột và tế bào cảm thụ vị giác. Trong đó, có khoảng 10 - 50 tế bào cảm thụ vị giác và được thay mới mỗi 5 - 10 ngày.
Hiện nay, lưỡi con người có thể cảm nhận được 5 vị cơ bản:
Đây là vị nhạy cảm nhất trong tất cả các vị, bao gồm nhiều cảm giác khá rõ rệt và khó chịu. Hợp chất quinin có ngưỡng kích thích vị đắng là 0,000008 mol/l (độ dắng được coi bằng 1) và được sử dụng để so sánh vị đắng với nhiều chất khác.
Vị mặn này được tạo nên chủ yếu bởi các phân tử ion natri. Độ mặn các các chất được đánh giá tương đối với natri chloride (độ mặn của NaCl được coi bằng 1). Các ion khác của nhóm kim loại kiềm cũng có vị mặn nhưng sự cảm nhận của lưỡi ít nhạy hơn so với natri.
Lưỡi cảm nhận được vị chua thông qua tính acid của chất đó. Độ chua của các chất được đánh giá tương đối theo acid hydrocloric loãng (độ chua bằng 1). Cơ chế phát hiện vị chua của lưỡi cũng tương tự như cách phát hiện của vị mặn.
Đây là vị được cho là mang lại cảm giác tích cực cho con người. Vị ngọt thường có trong các loại đường, một số protein và hợp chất khác. Vị ngọt thường liên quan đến các chất có chứa nhóm cacbonyl như aldehyd, keton… Ngưỡng phát hiện của chất ngọt được đánh giá tương đối với saccharose.
Vị này được tạo nên từ các amino acid như glutamat. Umami được xem là một vị cơ bản trong ẩm thực của người Việt Nam, thường có trong những thực phẩm lên men, bột ngọt, thịt, các, thực phẩm giàu protein… Glutamat mang lại vị mạnh nhất khi kết hợp với ion Natri, trong các loại nước sốt và nước chấm thường bao gồm cả vị mặn và vị umami.
Ngoài những vị cơ bản trên, con người còn có thể nhận được nhiều vị khác, chẳng hạn như vị béo, vị chát, vị tanh, vị cay, vị the mát, vị tê, nhiệt độ,…
Quá trình cảm nhận vị giác của lưỡi bắt đầu bằng việc tiếp xúc của gai vị giác với các chất tạo vị. Hoạt động này diễn ra có sự tham gia của những gai vị giác li ti nằm ở bên trong chồi vị giác phủ khắp bề mặt lưỡi. Gai vị giác bao gồm nhiều loại tế bào khác nhau, tuy nhiên chỉ có những tế bào thụ thể vị giác mới đảm nhiệm vai trò cảm nhận mùi vị.
Đặc biệt, phần đầu và phần bên của lưỡi cảm nhận mùi vị tốt hơn so với các vùng khác. Mỗi người sẽ có sự cảm thụ khác nhau tùy thuộc vào số lượng gai vị giác, càng nhiều gai vị giác thì sẽ càng nhạy cảm với vị.Các thụ thể ở gai vị giác sẽ cảm nhận những chất tương ứng với các mùi vị cụ thể. Sau đó, thông tin của những mùi vị sẽ được biến đổi thành những tín hiệu xung điện, truyền đến não bộ. Trong quá trình cảm thụ vị giác, không chỉ có một giác quan làm việc mà có sự tham gia kết hợp của nhiều giác quan khác nhau. Chẳng hạn như xúc giác sẽ cung cấp thông tin đa chiều về những gì đang có trong khoang miệng của bạn. Đồng thời khứu giác cũng hoạt động để cảm nhận mùi hương của món ăn đó.
Tất cả những thông tin từ nhiều giác quan sẽ được tạo thành xung điện và truyền đến não để tổng hợp, phân tích và đưa ra cảm nhận chính xác. Những xung điện từ gai vị giác sẽ truyền đến phần vỏ não để xử lý, trong khi những tín hiệu từ khứu giác hay xúc giác lại chủ yếu gửi đến những vùng khác của não để làm việc.
Theo cảnh báo từ các chuyên gia, việc vị giác bỗng dưng thay đổi khác thường có khả năng đang tiềm ẩn một nguy cơ về bệnh lý nào đó mà cơ thể mắc phải. Một số rối loạn vị giác thường gặp như:
Nhiều người khi đứng trước những món ăn ngon lại cảm nhạt miệng, không muốn ăn. Theo Y học cổ truyền nguyên nhân có thể là do tỳ vị hư nhược, vận khí bất thông. Nhạt miệng còn có thể gặp ở những trường hợp mới bệnh hoặc mới khỏi bệnh viêm nhiễm như viêm ruột, bệnh lỵ hay các bệnh khác trên hệ thống tiêu hoá…
Đối với nhiều người, sau mỗi lần bị ốm nhạt miệng cũng có thể xuất hiện do lúc này vận hoá suy yếu. Ngoài triệu chứng nhạt miệng, chán ăn người bệnh còn có thể bị đầy bụng, chân tay mệt mỏi rã rời, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng… Một lưu ý quan trọng khác, nhạt miệng hay suy giảm vị giác hay thậm chí là mất hẳn vị giác là đặc trưng của bệnh ung thư, đặc biệt những người ở độ tuổi trung niên có tỷ lệ mắc cao hơn, cần hết sức cảnh giác.
Ngay cả khi bạn không ăn những thực phẩm hay nước uống có tính acid như cam, chanh, dứa… nhưng trong miệng luôn xuất hiện cảm giác chua chua. Theo Đông y, tình trạng này do can vị bất hoà hay gan có xuất hiện uất hoả. Tình trạng này gặp nhiều ở những người có bệnh viêm loét dạ dày hay loét đường tiêu hoá gây tăng lượng acid trong dạ dày.
Cơ quan duy nhất sinh ra vị đắng đó chính là mật, chính vì thế khi có bất thường về vị đắng có thể nguyên nhân là do gan mật bị nóng. Những người xuất hiện cảm giác đắng miệng thường đi kèm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, táo bón, rêu lưỡi mỏng và vàng, chất lưỡi đỏ.
Trong trường hợp thường xuyên ăn những thức ăn nóng như thịt, dầu mỡ, bánh kẹo… có thể khiến gan bốc hỏa, làm mất nước và dẫn đến cảm giác đắng miệng. Những người thức khuya thường xuyên hay có thói quen hút thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra đắng miệng. Miệng đắng còn là triệu chứng của ung thư, người bệnh sẽ gặp trở ngại trong tuần hoàn máu ở lưỡi gây ra mất cảm giác với đồ ngọt và làm tăng độ đắng trong miệng, ảnh hưởng đến vị giác.
Khi chức năng của hệ thống tiêu hoá bị rối loạn khiến cơ thể tiết nhiều men và khiến hàm lượng nước bọt tăng lên, kích thích các nụ vị giác từ đó gây ra cảm giác ngọt. Ngoài ra, những người bị bệnh đái tháo đường cũng thường gặp cảm giác này bởi lượng đường trong cơ thể tăng cao, khiến cho lượng đường trong nước bọt cũng tăng.
Chát miệng là biểu hiện thường thấy ở những người gặp vấn đề về hệ thống thần kinh hay những người thường xuyên thức khuya, bệnh mất ngủ, bệnh trầm cảm, hiện tượng rối loại suy nghĩ. Trong một số trường hợp mắc khối u ác tính hay giai đoạn cuối cũng sẽ có thể xuất hiện vị chát trong miệng.
Khi ăn bất kỳ loại thức ăn nào mà bạn đều cảm thấy vị mặn thì bạn nên cẩn thận với chứng thận hư. Ngoài triệu chứng mặn miệng, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác như mỏi lưng, mỏi cổ, đổ mồ hôi trộm, mạch đập yếu, choáng váng đầu, ù tai… Mặn miệng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác như viêm họng hạt mãn tính, lở loét khoang miệng hay bệnh về hệ thống thần kinh.
Vị giác và những vị cơ bản con người có thể cảm nhận được đã được nêu rõ trong bài viết vừa rồi. Vị giác là một trong những giác quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể, giúp con người cảm nhận và nếm được nhiều mùi vị thú vị trong cuộc sống. Khi vị giác gặp vấn đề và không hồi phục sau một khoảng thời gian, hãy chủ động liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Khứu giác là gì? Những bệnh lý ảnh hưởng đến khứu giác?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.