Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ổi có thể ăn cả hạt và vỏ nhưng nhiều người phân vân ăn hạt ổi có tốt không, có nên ăn vỏ và hạt ổi không? Dưới đây sẽ là giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề ăn ổi cả vỏ và hạt có tốt không.
Có những loại trái cây mà ăn cả vỏ hoặc hạt sẽ “rước họa vào thân”. Quả ổi ăn được cả vỏ và hạt nhưng nhiều người chưa biết cách ăn này có tốt không. Hạt ổi ứng, ăn nhiều có bị táo bón hoặc đau dạ dày không? Ăn vỏ ổi có sợ bị đau bụng, tiêu chảy không? Trước khi ăn ổi để cả vỏ và hạt, bạn xem câu trả lời trong bài viết này nhé!
Hạt ổi là những hạt nhỏ nằm trong ruột ổi, hình đa giác, màu vàng nâu, vỏ cứng. Tùy vào giống ổi mà quả có thể chứa nhiều hạt, ít hạt hoặc không hạt. Hương vị của hạt ổi dễ ăn, không bị đắng chát. Trong hạt ổi chứa các dưỡng chất thiết yếu, không chứa độc tố nên ăn được và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số tác dụng của hạt ổi như sau:
Ăn ổi cả hạt là thói quen phổ biến và được nhiều người yêu thích. Bởi phần ruột ổi dính quanh hạt có vị ngon ngọt hơn hẳn cùi ổi. Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ ăn ổi cả hạt có tốt không, có gây ra bất lợi gì cho sức khỏe không? Vỏ của hạt ổi rất cứng, nhai nhiều dễ bị đau mỏi răng. Hạt ổi cũng khó tiêu hóa nên dễ gây đầy bụng, táo bón hoặc đau dạ dày nếu ăn nhiều mà không nhai kỹ.
Vỏ ổi mỏng và nhẵn. Khi quả ổi còn non, vỏ có màu xanh, đến lúc chín thì vỏ chuyển sang màu vàng. Ăn vỏ ổi có vị chát, hơi chua hoặc ngọt nhẹ. Thành phần dinh dưỡng của vỏ ổi tương tự cùi ổi, bao gồm vitamin C, A, B và chất xơ, chất chống oxy hóa, photpho, kali… Hàm lượng đường trong vỏ ổi cao hơn phần ruột. Ăn vỏ ổi cũng mang đến nhiều tác dụng cải thiện sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn ổi thì bạn nên ăn cả vỏ và hạt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn ổi cả hạt và vỏ. Ăn hạt ổi có tốt không được giải đáp là không tốt cho người đang bị đau dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa. Nguyên nhân bởi hạt ổi cứng làm cho áp lực lên dạ dày tăng cao. Người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị táo bón cũng không nên ăn nhiều hạt ổi.
Vỏ ổi có hàm lượng đường cao, ăn nhiều dễ làm tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể. Đối với người bị bệnh tiểu đường, khi ăn ổi cần loại bỏ vỏ. Phụ nữ mang thai, mẹ sau sinh và cho con bú cũng hạn chế ăn vỏ ổi. Phần vỏ ổi dễ dính nấm, vi khuẩn và các chất kích thích, bảo quản. Nếu không rửa sạch, ăn cả vỏ ổi sẽ khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Giải đáp trên đã giúp bạn an tâm ăn ổi cả hạt mà không còn phân vân ăn hạt ổi có tốt không. Tuy nhiên, muốn ăn ổi cả vỏ và hạt, bạn lưu ý cách ăn như sau:
Bài viết đã phân tích và giải đáp ăn hạt ổi có tốt không, có nên ăn vỏ và hạt ổi không. Quả ổi là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn giảm cân, đẹp da hoặc người mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch. Bạn yên tâm ăn ổi mà không cần bỏ vỏ, bỏ hạt nếu đảm bảo sạch sẽ và sức khỏe cho phép.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.