Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ăn mì tôm sống có béo không? Ăn mì tôm nhiều có tác hại gì?

Ngày 20/12/2022
Kích thước chữ

Mì tôm là món ăn tiện lợi với nhiều cách chế biến rất được yêu thích. Nhiều người thích ăn mì tôm sống nhưng lại hoang mang không biết ăn mì tôm sống có béo không và có tác hại gì cho sức khỏe không. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kiến thức về mì tôm sống nhé!

Mì ăn liền là món ăn được nhiều bà nội trợ ưa chuộng vì chế biến nhanh chóng lại dễ ăn. Bên cạnh việc ăn mì tôm theo cách truyền thống, một số người còn thích ăn mì tôm sống vì nó vui miệng lại nhanh gọn. Những người đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân lại khá băn khoăn về lượng calo có trong các loại thức ăn, trong đó có mì tôm sống. Liệu ăn mì tôm sống có béo không? Ăn mì tôm đúng cách như thế nào?

Mì tôm (mì ăn liền) bao nhiêu calo?

Trong khoảng 100g mì tôm có chứa những thành phần dưỡng chất bao gồm:

  • 24.4g chất béo.
  • 89.4g carbohydrate.
  • 15g chất đạm.
  • 1% DV natri.
Ăn mì tôm sống có béo không? Ăn mì tôm sống nhiều có tác hại gì? 1 75g mì tôm chứa khoảng 350 calo

Trong 1 gói mì tôm nặng 75g cung cấp cho cơ thể 350 calo. Trong khi đó, khẩu phần calo chuẩn mà cơ thể một người phụ nữ cần cho mỗi bữa ăn là 300 - 500 calo, nam giới là 400 - 600 calo. Mì tôm có ít chất xơ, chất đạm, vitamin và khoáng chất nhưng lại giàu tinh bột cùng các chất béo bão hòa. Do đó, ăn mì tôm không tốt cho cơ thể.

Giải đáp: Ăn mì tôm sống có béo không?

Trong thành phần của gói mì tôm có chứa nhiều carbohydrate nên việc ăn mì tôm sống có thể gây tăng cân. Chất dinh dưỡng trong mì tôm lại khá nghèo nàn. Do đó, dù có chứa chất béo thì các chất còn lại trong gói mì cũng không tốt cho sức khỏe của bạn.

Chất béo trong mì tôm là chất béo dư thừa, không tốt cho cơ thể. Việc ăn mì tôm thường xuyên còn khiến bạn chán ăn, bỏ bữa. Ngoài ra, nếu bạn ăn mì tôm thay cho bữa chính mà không kết hợp cùng rau xanh, thịt cá thì cơ thể sẽ thiếu chất, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao. 

Ăn mì tôm sống có béo không? Ăn mì tôm sống nhiều có tác hại gì? 2 Đáp án của thắc mắc “Ăn mì tôm sống có béo không?” là có

Ăn nhiều mì tôm sống có tác hại gì?

Ăn mì tôm sống ngoài việc khiến cân nặng của bạn tăng đáng kể mà còn mang đến nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe. Chẳng hạn như:

Gây nóng trong người

Hầu hết các thương hiệu mì ăn liền đều có độ dai và giòn. Nguyên nhân là vì chúng được chiên ngập trong dầu ăn với nhiệt độ cao khi sản xuất. Do đó, sau khi ăn, bạn thường có cảm giác khô miệng và khát nước. Thường xuyên ăn mì tôm sẽ khiến bạn bị nóng trong người, nổi mụn hoặc nhiệt miệng.

Tăng nguy cơ đột quỵ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp

Thành phần của mì tôm có chứa 15 - 20% chất béo có dạng axit béo no nên khó tiêu hóa. Chưa kể, mì tôm còn chứa chất béo dạng transfat gây tăng cholesterol xấu. Người ăn mì tôm thường xuyên sẽ dễ bị bệnh tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp.

Bệnh dạ dày, tiêu hóa

Mì tôm còn là thực phẩm chứa nhiều dầu, chất phụ gia và hương liệu. Ăn nhiều mì tôm sẽ khiến vị giác giảm sút, dạ dày gặp áp lực trong việc tiêu hóa. Lâu dần, cơ thể bạn sẽ bị rối loạn chức năng dạ dày, dễ bị đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày…

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch

Nếu không muốn đối mặt với những căn bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, cao huyết áp thì tốt nhất là bạn không nên ăn nhiều mì tôm. Các chất béo transfat và chất béo bão hòa có nhiều trong mì tôm cực kỳ không tốt đối với người cao tuổi và người có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Bệnh sỏi thận

Trong mì tôm chứa khá nhiều muối. Tiêu thụ nhiều mì tôm đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ bị dư thừa lượng muối, điều này gây ảnh hưởng đến thận. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Ăn mì tôm sống có béo không? Ăn mì tôm sống nhiều có tác hại gì? 3 Ăn nhiều mì tôm sẽ gây bệnh sỏi thận

Chất photphat có công dụng cải thiện mùi vị thức ăn chứa đầy trong mì tôm. Tuy giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn nhưng chất này sẽ khiến cơ thể bị thiếu canxi, loãng xương, răng yếu.

Béo phì

Đây chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi “Ăn mì tôm sống có béo không?”. Cân nặng của bạn sẽ tăng lên mất kiểm soát. Do chứa ít dinh dưỡng nên mì tôm sẽ không thể cung cấp đủ lượng calo mà cơ thể cần cho các hoạt động sống. Vô hình chung, bạn vẫn cảm thấy đói và ăn bổ sung thêm các thực phẩm khác. Điều này khiến bạn nạp nhiều chất béo và tinh bột vào cơ thể, nguy cơ tăng cân mất kiểm soát tăng cao kéo theo bệnh béo phì cùng nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Thành phần của mì tôm lại chứa nhiều axit béo no khó tiêu hóa do được sản xuất bằng cách chiên qua dầu nóng và mang đi sấy khô. Đây là tác nhân khiến bạn tăng cân nhanh mà cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng.

Thiếu chất

Thành phần chủ yếu của mì tôm là gia vị, bột mì cùng chất béo, tinh bột. Nó không chứa đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể cần. Những người ăn mì tôm thường xuyên sẽ dễ bị suy dinh dưỡng cùng nhiều căn bệnh nguy hại khác như tim đập nhanh, mệt mỏi, chóng mặt, hôn mê…

Nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng cao

Trong quá trình sản xuất mì ăn liền, người ta thường cho thêm nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, chất chống oxy hóa nhằm tăng hương vị và kéo dài thời gian sử dụng. Nếu được giữ quá lâu, các chất này sẽ bị biến đổi. Khi được tiêu thụ, chúng tích trữ trong cơ thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là ung thư. Ngoài ra, mì tôm được chiên trong dầu hoặc sấy khô còn làm sản sinh ra một số độc tố, chẳng hạn như acrylamide gây bệnh ung thư.

Ăn mì tôm sống có béo không? Ăn mì tôm sống nhiều có tác hại gì? 4 Ăn mì tôm làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư

Cần lưu ý gì khi ăn mì tôm?

Dưới đây là một số lưu ý nhằm bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn khi ăn mì tôm:

  • Vứt bỏ túi gia vị trong gói mì và thay thế bằng gia vị có sẵn trong nhà.
  • Tráng mì qua nước sôi trong khi nấu để giảm bớt lượng dầu mỡ bám trên mì.
  • Bổ sung thêm rau xanh khi ăn mì: Rau xanh có vai trò cung cấp thêm chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiết yếu khác. Chúng sẽ giúp bảo vệ hệ tim mạch và giảm bớt chất béo không tốt trong thành phần gói mì. Chưa kể, ăn rau xanh sẽ giúp món mì ăn liền của bạn đỡ ngán hơn.
  • Cho thêm món ăn vào mì: Bạn có thể thêm khoảng 30g chất đạm khi nấu mì, chẳng hạn như thịt lợn, thịt gà, thịt bò hoặc tôm để tăng thêm dưỡng chất.

Mong rằng những chia sẻ trên từ nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc ăn mì tôm sống có béo không. Trên thực tế, mì tôm không hề chứa nhiều dưỡng chất nên bạn hãy hạn chế tiêu thụ. Chưa kể, mì tôm được sản xuất với nhiều thành phần không tốt, có thể gây hại đến sức khỏe của bạn!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin