Mít chín có hương thơm đặc trưng, vị ngọt đậm đà nhưng ăn nhiều sẽ gây nóng trong người. Những múi mít chín vàng ươm có thể ăn tươi trực tiếp, làm mít sấy giòn, mít dẻo hoặc thạch rau câu, sinh tố... Ít ai biết ăn mít có lợi gì cho sức khỏe và ăn như thế nào để không bị nóng. Dưới đây sẽ là giải đáp chi tiết ăn mít có tác dụng gì và hướng dẫn ăn mít đúng cách.
Giá trị dinh dưỡng của mít chín
Mít có hàm lượng vitamin phong phú và chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu. Trong 100g mít chín bao gồm các thành phần dinh dưỡng nổi bật:
- Năng lượng: 94 calo.
- Carbohydrate: 23.5g.
- Vitamin C: 13.7mg.
- Vitamin A: 110 IU.
- Chất xơ: 4g.
- Canxi: 34mg.
- Kali: 303mg.
- Magie: 37mg.
- Các dưỡng chất khác: Sắt, photpho, vitamin E, vitamin B2, B3, B6, B9…
- Các chất chống oxy hóa: Isoflavones, saponin, lignans.
Mít chín có thành phần dinh dưỡng phong phú
Giải đáp ăn mít có tác dụng gì?
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, mít là trái cây tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 tác dụng nổi bật nhất từ việc ăn mít.
Cải thiện sức đề kháng
Mít chín giàu vitamin C có khả năng chống oxy hóa và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Theo khuyến nghị của chuyên gia, nữ giới trưởng thành cần được cung cấp 75mg vitamin C mỗi ngày. Đối với nam giới trưởng thành là 90mg vitamin C/ngày. Ăn 100mg mít chín đáp ứng 15,2 - 18,2% nhu cầu. Ăn mít chín giúp cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các bệnh cảm lạnh, hô hấp.
Tốt cho xương và cơ bắp
Mít chín cung cấp canxi thúc đẩy sự phát triển của xương. Vitamin C và magie trong mít cũng làm tăng khả năng hấp thụ và chuyển hóa canxi. Trẻ nhỏ ăn mít hỗ trợ cải thiện chiều cao, người trưởng thành ăn mít hỗ trợ phòng ngừa loãng xương. Các vitamin nhóm B tham gia vào quá trình phát triển cơ bắp. Thường xuyên ăn mít chín góp phần mang tới cho bạn vóc dáng cao ráo, săn chắc.
Tăng cường chức năng tiêu hóa
Câu hỏi ăn mít có tác dụng gì đã được nhiều chuyên gia giải đáp là tốt cho tiêu hóa. Mít chứa chất xơ có khả năng loại bỏ màng nhầy bám ở niêm mạc ruột, giảm nguy cơ ung thư ruột già. Chất xơ kích thích nhu động ruột co bóp đào thải cặn bã, chống táo bón. Vitamin C, vitamin nhóm B cùng các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm nhiễm ở hệ tiêu hóa.
Ăn mít hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giảm táo bón
Nhanh chóng bổ sung năng lượng
Mít chín có vị ngọt tự nhiên đến từ đường fructose và sucrose. Đây là hai loại đường có tác dụng cung cấp năng lượng ngay lập tức. Ngoài ra, trong mít còn chứa carbohydrate là thành phần giúp cơ thể tạo ra năng lượng. Ăn 200g mít cũng bổ sung cho cơ thể 188 - 200 calo. Mít chín là lựa chọn lý tưởng giúp bạn nạp năng lượng và duy trì hoạt động của các cơ quan.
Hỗ trợ chống lại ung thư
Không chỉ giàu vitamin C, mít chín còn chứa lignans, isoflavones và saponins là những hoạt chất chống oxy hóa cực mạnh. Chúng ngăn ngừa sự xâm nhập và gia tăng bất thường của các gốc tự do. Chất chống oxy hóa cũng thúc đẩy loại bỏ gốc tự do ra khỏi cơ thể, chống lại mầm mống gây bệnh ung thư.
Bên cạnh 5 tác dụng nổi bật kể trên, ăn mít còn giúp điều hòa huyết áp nhờ có hàm lượng kali dồi dào. Các hoạt chất chống oxy hóa của mít cũng giúp đốt cháy mỡ thừa, làm chậm lão hóa để duy trì vẻ đẹp săn chắc, mịn màng của làn da. Ăn 2 - 3 múi mít có thể dập tắt cơn đói, hạn chế ăn vặt, tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ bạn trong việc kiểm soát cân nặng.
Nhiều người thích ăn mít nhưng vẫn chưa biết ăn mít có tác dụng gì
Lưu ý tác hại nếu ăn nhiều mít
Mít có nhiều tác dụng nhưng cũng gây hại sức khỏe nếu bạn ăn không đúng cách. Vào những ngày nắng nóng, ăn vài múi mít cũng có thể khiến bạn thấy bức bối và khó chịu. Nguyên nhân do mít có tính nóng nên kích thích tăng sinh nhiệt bên trong cơ thể. Ăn nhiều mít dễ làm da bị nổi mụn, thậm chí bị ngứa và phát ban ở những người có cơ địa mẫn cảm.
Mít chín rất thơm nhưng ăn nhiều sẽ để lại mùi hôi trên cơ thể. Mùi mít bài tiết theo tuyến mồ hôi làm gia tăng hôi miệng, hôi nách, hôi chân thậm chí gây mùi khó chịu ở vùng kín. Lượng đường trong mít ở mức trung bình, GI bằng 50 - 60. Nếu ăn nhiều sẽ làm tăng nhanh đường huyết trong máu, tăng huyết áp. Thói quen ăn nhiều mít cũng dung nạp nhiều calo, đường gây tăng cân.
Ăn nhiều mít dễ gây đầy bụng, khó tiêu vì dung nạp nhiều đường và chất xơ. Kali trong mít có hàm lượng cao, ăn nhiều sẽ ứ đọng gây hại thận. Theo các bác sĩ, mít không tốt cho người có một trong các bệnh nền: Gan nhiễm mỡ, suy thận, tiểu đường, huyết áp cao, suy nhược cơ thể. Người bình thường ăn mít cũng cần chú ý liều lượng để tránh tác hại không mong muốn.
Ăn nhiều mít sẽ ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa và chỉ số đường huyết
Cách ăn mít tốt cho sức khỏe
Ăn mít có tác dụng gì hoặc tác hại ra sao phụ thuộc vào cách mà bạn ăn. Một số tác hại của mít không đáng lo ngại nếu bạn ăn có kiểm soát. Dưới đây là những lưu ý khi ăn mít để tốt cho sức khỏe.
- Mỗi ngày bạn ăn khoảng 4 - 5 múi mít tươi là đủ. Muốn ăn thêm 2 - 3 múi nữa thì nên chờ sau vài tiếng thay vì ăn liền lúc.
- Không nên ăn mít vào ban đêm hoặc trước lúc đi ngủ để tránh bị chướng bụng, tăng đường huyết, tăng cân.
- Hạn chế ăn mít đối với người có cơ địa nóng hoặc đang bị mẩn ngứa, phát ban. Sau khi ăn mít nên uống nhiều nước hoặc trà thảo mộc mát gan, ăn thêm trái cây có tính thanh nhiệt.
- Chọn mua mít chín có hương thơm tự nhiên. Tránh mua mít đã chín vàng nhưng không thơm hoặc có mùi lạ vì dễ bị tẩm hóa chất.
Mong rằng bạn sẽ không còn thắc mắc ăn mít có tác dụng gì sau những giải đáp ở bài viết trên. Mít chín rất ngon ngọt, bạn chớ vì “bon miệng” mà ăn liền lúc quá nhiều nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp